Cây phật thủ trên đất Tây Ninh
Sau hơn 1 năm trồng, vườn cây phật thủ với 200 gốc trên phần diện tích 3.000m2 tại ấp Tân Lợi, xã Tân Hưng, huyện Tân Châu đã bắt đầu cho những trái đầu tiên.
Ông Sơn cho biết, trước đây chỉ nghe nói đến cây phật thủ có giá cao do nhu cầu tâm linh.
Tuy nhiên, theo nhiều người thì cây chỉ được trồng ở các tỉnh miền Bắc, còn khu vực miền Nam thì chưa nghe nói có người trồng.
Ông Sơn chăm sóc vườn cây phật thủ.
Trong một lần ra Hà Nội chơi, qua sự giới thiệu của người quen, ông Sơn đã đến Hà Tây tìm mua 4 cây giống phật thủ mang về Tây Ninh trồng thử nghiệm.
Không ngờ, 4 cây phật thủ này phát triển rất tốt và đã cho trái, khiến ông quyết định đầu tư trồng giống cây này.
Tháng 6.2014, ông Sơn ra miền Bắc 1 chuyến nữa và mua 200 cây giống phật thủ mang về trồng trên phần đất khoảng 0,3 ha của mình.
Sau hơn 1 năm trồng, hiện nay các cây phật thủ đã phát triển tốt, mỗi cây cho rất nhiều trái, ông Sơn đã thu hoạch một số trái bán cho các thương lái với giá trên 100 ngàn đồng/ trái nhưng vẫn không đủ cung cấp.
Ông Sơn cho biết, chi phí đầu tư cho vườn phật thủ sau 1 năm chăm sóc khoảng 45 triệu đồng, cây trồng được 1 năm sẽ cho trái.
Đặc điểm của cây phật thủ là cho trái quanh năm, cây càng lớn sẽ cho trái càng nhiều.
Bình quân mỗi cây sẽ cho 40-50 trái đối với cây 1 năm tuổi, và nếu chăm sóc tốt hơn, cây cho trái nhiều hơn, đẹp hơn.
Hiện giá bán trung bình 1 trái phật thủ là từ 120.000 - 150.000 đồng (tùy theo trái lớn, nhỏ).
Theo một số người, sở dĩ phật thủ có giá cao, đắt hàng và thu hút thị hiếu của người tiêu dùng dù không ăn được là vì quan niệm tâm linh.
Trái phật thủ được ví như bàn tay của đức Phật xòe ra che chở cho mọi người nên được nhiều người chuộng mua để chưng cúng trên bàn thờ tổ tiên ở gia đình.
Có thể bạn quan tâm
Cứ tưởng trên núi cao, rừng thẳm, người dân chỉ có cách chống đói, thoát nghèo dựa vào đất đai, lâm sản… nhưng thật bất ngờ, ông Hà Văn Vận, người dân tộc Mường ở thôn Sui Quan, xã Khánh Thượng (Ba Vì - Hà Nội) đã “phát tài” nhờ nuôi cá tầm.
Sau Tết Nguyên đán năm 2014, gió biển hoạt động khá mạnh. Độ mặn của nước biển tăng cao. Hộ dân ở các xã ven biển Đông đã khởi động chuyến ra khơi, vụ nuôi trồng thủy sản mới. Riêng các hộ dân nuôi sò băn khoăn: đầu tư mua sò giống của các tỉnh về nuôi hay tiếp tục để “treo” sân.
Chuẩn bị cúng rằm tháng Giêng, nhiều bà nội trợ đi tìm mua hoặc đặt trước nhiều ngày với người kinh doanh loại gà làm lễ. Đón bắt tâm lý này, một số hộ chăn nuôi cung ứng ra thị trường lứa gà toàn trống, mã đẹp.
Chị Trần Thị Tâm sinh năm 1973, trong gia đình đông chị em nghèo. Học hết THCS chị đi học nghề cắt tóc. Năm 2000 chị lập gia đình, cuộc sống nhờ vào đồng lương ít ỏi của chồng, tiền cắt tóc, làm ruộng, chăn nuôi nhỏ lẻ của vợ không thể trang trải đủ cuộc sống cho gia đình.
Theo ông Lê Văn Cẩn- Phó Giám đốc Công ty Lương thực Vĩnh Long (đơn vị liên kết tiêu thụ lúa hàng hóa cho nông dân Thiện Mỹ), để có lúa tốt, không lẫn lộn, đáp ứng việc xây dựng thương hiệu gạo ngon của Vĩnh Long xuất khẩu, thời gian tới, công ty tiếp tục giữ mối liên kết này.