Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây dược liệu ồ ạt chạy sang Trung Quốc

Cây dược liệu ồ ạt chạy sang Trung Quốc
Ngày đăng: 07/08/2015

Vài ba năm trở lại đây, tại các huyện miền núi Nghệ An, người dân liên tục vào rừng tìm các loại cây dược liệu như cu li, cây ba gạc, cây huyết đằng, củ ba mươi mang về bán cho các thương lái ở địa phương để xuất sang Trung Quốc. Các thương lái thu mua cây dược liệu khô từ người dân khai thác trong rừng với giá 1.500 - 30.000 đồng/kg…

Tại xã Châu Quang, H.Quỳ Hợp, các loại cây dược liệu này được thương lái thu mua, đem phơi ven đường và các bãi đất trống.

Một người làm công cho một thương lái ở đây cho biết cứ vài ba ngày, người chủ thu mua dược liệu lại chất đầy xe tải đem sang Trung Quốc bán.

Theo anh Vi Văn Hòa (ngụ H.Tương Dương), một người chuyên đi chặt cây dược liệu từ rừng về bán, cho biết trước đây, các khu rừng này có nhiều cây cu li. Dân bản khi bị đứt tay chảy máu, lấy lá đắp vào sẽ cầm máu ngay.

“Giờ thấy nhiều người đến mua, dân bản kéo nhau vào rừng chặt nên cũng hiếm rồi. Bây giờ, đi cả ngày cũng chỉ chặt được khoảng 20 kg” - anh Hòa nói.

Tiến sĩ Nguyễn Minh Khởi, Viện trưởng Viện Dược liệu, cho biết Nghệ An là tỉnh có nguồn cây thuốc phong phú vào bậc nhất nước ta. Tại đây có 25 loài cây như ba kích, đinh lăng, địa liền… hoàn toàn có cơ sở để lựa chọn đầu tư phát triển cây dược liệu. Tuy nhiên, Nghệ An có 31 loài cây thuốc thuộc diện quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam.

“Do khai thác liên tục nhiều năm, thiếu chú ý bảo vệ tái sinh, cộng với nạn phá rừng làm nương rẫy trồng cây nên nhiều loài cây thuốc quý có trữ lượng lớn bị suy giảm nghiêm trọng. Vì vậy, Nghệ An cần thiết phải xây dựng một kế hoạch lâu dài để khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc”,

Tiến sĩ Nguyễn Minh Khởi, Viện trưởng Viện Dược liệu, kiến nghị.

Bán rẻ, nhập đắt

Ông Trương Văn Hiền, Tổng giám đốc Tổng công ty CP Vật tư nông nghiệp Nghệ An, cho rằng nếu biết tổ chức và có giải pháp thích hợp để phát triển vùng nguyên liệu sản xuất, trồng để chế biến cây dược liệu thành sản phẩm thuốc dược liệu chữa bệnh, ngành dược sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Có một nghịch lý là 90% nguồn dược liệu ở Việt Nam phải nhập từ Trung Quốc qua con đường tiểu ngạch nhưng lâu nay các thương lái Trung Quốc lại đổ xô đến nhiều vùng rừng núi nước ta để thu gom thảo dược đem về nước.

“Người Trung Quốc mua dược liệu thô với giá rẻ nhưng sau khi chế biến, họ lại nhập lại Việt Nam với giá cắt cổ. Trong khi đó, chất lượng dược liệu mua từ Trung Quốc lại không được cam kết, đảm bảo một cách chắc chắn an toàn cho sức khoẻ người sử dụng vì chúng ta không trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình khai thác, sơ, chế biến” - ông Hiền nói.

Ông Trần Quốc Thành, Giám đốc Sở KH-CN Nghệ An, thừa nhận cây dược liệu chưa được quan tâm đúng mức, doanh nghiệp dược cũng chưa quan tâm phát triển lĩnh vực đông dược. Để xóa đói giảm nghèo bền vững cho các huyện miền núi Nghệ An thì việc phát triển dược liệu gắn với công nghiệp dược là một hướng đi đúng, nhằm khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên dược liệu, cung cấp thuốc cho nhu cầu chữa bệnh trong y học cổ truyền và hình thành các vùng sản xuất hàng hoá, tạo nguồn dược liệu ổn định để đưa vào sản xuất và xuất khẩu.


Có thể bạn quan tâm

Nghề Đánh Bắt Mực “Không Giống Ai” Của Anh Tự Nghề Đánh Bắt Mực “Không Giống Ai” Của Anh Tự

Thời gian hành nghề của anh Tự khoảng 15 - 16 giờ đến tối. Ngồi trên bè, anh móc vào chân 2 - 3 sợi dây cước có con mồi là tôm ni-lông, hai tay dùng hai cái dĩa nhựa làm mái chèo khoác nước từ từ đi tới. Khi mực dính câu, “tín hiệu” báo vào bàn chân, anh kéo nhẹ lên và nhanh nhẹn “tóm cổ” con mực bỏ vào cái kết ngay sau lưng.

26/12/2014
Khai Thác Khơi Xa Gặp Khó Khai Thác Khơi Xa Gặp Khó

Hiện đang mùa mưa bão, không phải là thời điểm thuận lợi cho tàu thuyền ra khơi nên chắc chắn sản lượng sẽ tăng không đáng kể. Ông Nguyễn Trung Hiếu - Trưởng Ban quản lý Cảng cá Hòn Rớ khẳng định: “Không chỉ mất mùa mà giá cá cũng thấp khiến nhiều chủ tàu lâm vào cảnh thua lỗ; một số phương tiện nằm bờ hoặc chuyển đổi sang nghề khác. Hoạt động khai thác khơi xa ngày càng gặp nhiều khó khăn”.

26/12/2014
Năm 2014 Sản Lượng Tôm Nuôi Tăng Trên 22% So Với Cùng Kỳ 2013 Năm 2014 Sản Lượng Tôm Nuôi Tăng Trên 22% So Với Cùng Kỳ 2013

Cụ thể kế hoạch vụ nuôi năm 2015, diện tích nuôi là 90.000 ha, trong đó, nuôi tôm công nghiệp là 3.000 ha; tôm sú- lúa diện tích: 68.000 ha; nuôi tôm quảng canh cải tiến: trên 16 ngàn ha; tôm càng xanh - lúa diện tích: 2.000 ha. Sản lượng tôm phấn đấu đạt 56.000 tấn.

26/12/2014
Ngăn Nạn Bơm Tạp Chất Tôm Ngăn Nạn Bơm Tạp Chất Tôm

Cơ quan chức năng cũng đã vào cuộc nhưng tình trạng trên vẫn không mang lại hiệu quả, thậm chí có thời điểm còn bùng phát dữ dội. Thương lái Trung Quốc còn sang tận các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để tổ chức bơm tạp chất gây bất ổn cho cả khu vực. Tình trạng này đã ảnh hưởng đến chất lượng tôm, làm mất uy tín cho thị trường xuất khẩu.

26/12/2014
Tổng Sản Lượng Thủy Sản Của Hà Nội Đạt 74.000 Tấn Tổng Sản Lượng Thủy Sản Của Hà Nội Đạt 74.000 Tấn

Diện tích mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản đạt 20.900ha, tăng 27%, trong đó diện tích triển khai nuôi thủy sản là 16.700ha. Tổng sản lượng thủy sản nuôi đạt 74.000 tấn, sản lượng thủy sản khai thác đạt 2.500 tấn. Sản xuất cá giống đạt hơn 1,3 tỷ con...

26/12/2014