Đâm Lo Vì Trót Trồng Ớt Trung Quốc

Một loại ớt có xuất xứ từ Trung Quốc được nhiều người dân trồng trên các cánh đồng tại tỉnh Nghệ An mà chưa hề được cơ quan chức năng kiểm định (kiểm dịch)
Ông Nguyên Văn Hùng (ngụ xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn) vừa chăm sóc những luống ớt trên cánh đồng Trự Càn vừa nói: “Nhà tôi trồng 1 sào ớt; tiền phân bón, công sức bỏ vào nhiều lắm, giờ không biết cây có ra quả hay không. Nếu ớt không ra quả hoặc cho quả nhỏ và ít thì mất hết”.
Ở xã Khánh Sơn có 72 hộ dân trồng giống ớt lạ này. Sau hơn 2 tháng, cây phát triển rất èo uột. Ông Đinh Văn Hải (xã Khánh Sơn) lo lắng: “Bình thường ớt trồng hơn 4 tháng là thu hoạch nhưng hiện tại đã hơn 2 tháng, cây cao chưa được gang tay. Nhà tôi trồng hơn 2 sào, trồng rồi mới biết giống ớt lạ này chưa được kiểm định nên rất lo. Đúng ra, ngành nông nghiệp cần trồng thí điểm tại một số hộ, sau đó mới nhân rộng. Đằng này chưa được cơ quan chức năng kiểm định đã triển khai đại trà”.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, giống ớt lạ này có nguồn gốc từ Trung Quốc (ký hiệu là GB17615.3-2010) không chỉ được gieo trồng tại xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn mà còn được trồng rộng rãi trên địa bàn nhiều huyện ở tỉnh Nghệ An. “Sản phẩm” này được Liên minh HTX Nghệ An liên kết với một doanh nghiệp Trung Quốc cung cấp cho người dân.
Trước đó, khi hay tin người dân trồng giống ớt lạ, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Nghệ An đã có công văn gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh HTX Nghệ An đề nghị không được phép gieo trồng khảo nghiệm giống ớt GB17615.3-2010. Tuy nhiên, khi đi kiểm tra, Chi cục BVTV Nghệ An phát hiện giống ớt này đã được trồng ở các huyện Nam Đàn, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳ Hợp với số lượng cây giống đủ trồng cho 50 ha.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Tiến Đức, Chi cục trưởng Chi cục BVTV Nghệ An, xác nhận giống ớt này chưa làm thủ tục kiểm định nhưng đã đem trồng là trái với quy định. “Hiện tại, để có thể xử lý kịp thời các sự cố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh giao cho chi cục theo dõi việc gieo trồng, giám sát chặt chẽ vì sợ những loại dịch bệnh nguy hiểm có thể xuất phát từ giống ớt này rồi phát tán ra bên ngoài” - ông Đức cho biết.
Lỗi do nhà cung cấp (?!)
Ông Trần Đình Hường, Chủ tịch Liên minh HTX Nghệ An, cho biết theo hợp đồng được ký kết giữa Liên minh HTX với Công ty TNHH Rau quả Toàn Thịnh cảng liên vận Thượng Hải (Trung Quốc) thì công ty này sẽ cung cấp giống ớt GS888 cho người dân nhưng sau đó họ tự ý đưa giống ớt khác chưa thực hiện đầy đủ thủ tục theo quy định để người dân gieo trồng. “Lỗi này thuộc về nhà cung cấp chứ không phải của chúng tôi!” - ông Hường nói.
Có thể bạn quan tâm

Không đến tận ao nuôi cá trê lai của bà con thôn Phú Sơn 2, xã Hoà Khương, huyện Hoà Vang (Đà Nẵng) thật khó tin về nguồn thu hơn 100 triệu đồng/sào ao (500 m2). Tính ra, mỗi năm người nuôi cá ở đây thu hơn 2 tỷ đồng/ha.

“Sở dĩ tôi đầu tư nuôi ếch trong bể lót bạt trên mặt đất mà không nuôi dưới ao hồ là vì ngoài việc tận dụng được diện tích đất trống, nuôi trong bể lót bạt còn thuận lợi hơn nhiều so với nuôi ao trong khâu vệ sinh và xử lý nguồn nước nên tỉ lệ hao hụt ít hơn”. Anh Trần Minh Hải (ngụ ấp Khánh An, xã Khánh Hòa, Châu Phú) chia sẻ.

Đây là tín hiệu vui đối với người nuôi tôm trên địa bàn huyện Cái Nước, nhất là những hộ nuôi tôm công nghiệp đang trong giai đoạn cho thu hoạch. Với giá tôm nguyên liệu như hiện nay, hầu hết người nuôi đều có lãi. Tiếp đà thắng lợi, bà con nông dân đang mở rộng diện tích nuôi tôm công nghiệp, trong đó tỷ lệ ao đầm nuôi tôm thẻ chân trắng chiếm khoảng 90%.

Dự báo trong năm 2014 con tôm tiếp tục có cơ hội giành được nhiều thắng lợi trong xuất khẩu. Nhưng cũng vì vậy, ngay từ đầu năm, không ít hộ dân đã “xé rào”, xuống giống ngoài khung lịch thời vụ khuyến cáo, dù dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp.

Ngay sau lễ phát động, các đại biểu cùng đông đảo người dân di chuyển đến lưu vực sông Tiền và tiến hành thả ra sông 25.000 con cá giống bản địa quý hiếm, hơn 42.800kg cá giống và cá thịt các loại như mè vinh, cá hô, mè trắng, mè hoa. Tổng kinh phí cho đợt thả cá lần này trên 1,1 tỷ đồng từ nguồn vận động đóng góp của 68 tổ chức, 302 cá nhân trong và ngoài địa phương.