Sản Xuất Cá Tra Bền Vững
Sáng 20/3 tại TP.Cần Thơ, Hội Nghề cá Việt Nam phối hợp với WWF, tổ chức Hội thảo “Xây dựng nhận thức về SX cá tra bền vững tại ĐBSCL”.
Sáng 20/3 tại TP.Cần Thơ, Hội Nghề cá Việt Nam phối hợp với Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (WWF), tổ chức Hội thảo “Xây dựng nhận thức về SX cá tra bền vững tại ĐBSCL”.
Đến dự có các Hiệp hội Thủy sản, Chi cục Thủy sản ở của 13 tỉnh ĐBSCL và các hộ nuôi cá tra. Hội thảo lần này được quan tâm nhiều nhất vào giá cả, chất lượng cá tra nuôi XK, chứng nhận vùng nuôi, môi trường và tiêu thụ.
Ông Ngô Tiến Chương, điều phối viên Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế tại VN cho biết: Dự án sẽ giúp nâng cao tính cạnh tranh của cá tra VN trên thị trường quốc tế. Thông qua dự án, EU sẽ hỗ trợ trực tiếp toàn bộ chuỗi cung ứng cá tra từ khâu ươm, SX thức ăn nuôi và chế biến của VN đến các nhà xuất nhập khẩu và người tiêu dùng cuối cùng nói chung, trong đó có EU, hiện đang là thị trường lớn nhất cho XK cá tra VN.
Dự án sẽ được thực hiện trong 4 năm từ 2013 - 2017, tập trung vào nâng cao năng lực, thúc đẩy việc SX có trách nhiệm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu tác động môi trường và giảm chi phí SX thông qua áp dụng phương pháp luận sử dụng tài nguyên có hiệu quả SX sạch hơn, cải tiến sản phẩm và phát triển thị trường.
Dự án cũng giúp trao đổi thông tin, hỗ trợ kỹ thuật cho các DN vừa và nhỏ, các nhà SX quy mô hộ gia đình áp dụng các tiêu chuẩn bền vững hiện hành như ASC, GlobalGAP… hướng tới SX bền vững nhằm nâng cao tính cạnh tranh của ngành cá tra trên thị trường thế giới.
Dự án có tổng giá trị gần 2,4 triệu euro, trong đó EU tài trợ gần 1,9 triệu euro thông qua Chương trình EU SWITCH-Asia. Cơ quan chủ trì thực hiện dự án là VNCPC cùng với các đối tác khác là VASEP, WWF - VN và WWF- Austria.
Tại hội nghị lần này các đại biểu cùng chung quan niệm rất muốn con cá tra khôi phục trở lại và có hướng đi bền vững với sự hỗ trợ của EU Switch - Asia. Ông Thái An Lai, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản Đồng Tháp cho biết: Từ năm 2008 đến nay ngành SX cá tra ở ĐBSCL luôn đối diện nhiều khó khăn, thách thức ngày càng gay gắt, SX và XK cá tra chững lại, và đang có biến động theo chiều hướng xấu. Bằng chứng, kim ngạch XK cá tra sang châu u liên tục giảm với tốc độ trên 5%/năm.
Riêng đối với Đồng Tháp là một trong những tỉnh ĐBSCL có diện tích và sản lượng nuôi cá tra lớn nhất ở ĐBSCL, với diện tích thả nuôi cá tra hàng năm gần 2.000 ha, trong năm 2013 đã XK 182.714 tấn, đạt kim ngạch XK 472,55 triệu USD, so với năm 2012 giảm 4,1% về khối lượng và giảm 5,8% về kim ngạch.
Do đó rất mong cậy vào dự án hỗ trợ để xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại VN; có thể giúp người nuôi cá tra, và các cơ sở chế biến cải tiến chất lượng sản phẩm nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững lâu dài của ngành này".
Ông Chương cho biết thêm: Dự kiến kết thúc dự án, sẽ có ít nhất 7% các DN mục tiêu SX và chế biến cá tra ở quy mô từ trung bình đến lớn, 30% các nhà SX thức ăn chăn nuôi và các trang trại nuôi quy mô nhỏ độc lập chủ động thực hiện phương pháp RE-CP.
Thêm vào đó, sẽ có ít nhất 50% trong số các DN tham gia dự án sẽ được cung cấp các sản phẩm bền vững phù hợp các tiêu chuẩn như ASC cho thị trường châu u và các thị trường khác.
Có thể bạn quan tâm
Mặc dù diện tích xuống giống giảm, nhưng do thời tiết tương đối thuận lợi, lúa được giá phần nào khuyến kích nông dân đầu tư, chăm sóc nên năng suất
Việt Nam vừa thỏa thuận ký hợp đồng cung cấp cho phía Philippines 200.000 tấn gạo 25% tấm với giá tương đương 475 USD/tấn; cung cấp cho phía Indonesia 200.000 tấn gạo (trong đó 50.000 tấn gạo 5% tấm với giá 443,5 USD/tấn (FOB) và 150.000 tấn gạo 15% tấm với giá 442,1 USD/tấn).
Tính đến nay, tổng diện tích mía tại khu vực phía Đông tỉnh đạt 24.000 ha, tăng gấp 10 lần so với thời điểm sau cuộc khủng hoảng mía đường năm 1999-2000, mía trở thành cây trồng chủ lực trong cơ cấu cây trồng của các địa phương trong khu vực. Những năm qua, Nhà máy Đường An Khê trở thành đơn vị đầu tư, thu mua phần lớn nguyên liệu mía khu vực phía Đông.
Năm nay, Hương Trà (Thừa Thiên Huế) thả nuôi 306 ha thuỷ sản các loại như: cá kình, tôm sú, tôm rảo, cua…, tập trung chủ yếu ở 2 xã Hải Dương và Hương Phong.
Sáng 27/9, tại UBND xã Ninh Phú, thị xã Ninh Hòa, Tiểu Ban quản lý Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (gọi tắt là CRSD) Khánh Hòa đã phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh tổ chức Hội thảo đầu bờ đánh giá kết quả nuôi tôm an toàn sinh học theo hướng VietGAP trên 4 ao nuôi tôm tại xã Ninh Phú.