Cây dược liệu ồ ạt chạy sang Trung Quốc
Vài ba năm trở lại đây, tại các huyện miền núi Nghệ An, người dân liên tục vào rừng tìm các loại cây dược liệu như cu li, cây ba gạc, cây huyết đằng, củ ba mươi mang về bán cho các thương lái ở địa phương để xuất sang Trung Quốc. Các thương lái thu mua cây dược liệu khô từ người dân khai thác trong rừng với giá 1.500 - 30.000 đồng/kg…
Tại xã Châu Quang, H.Quỳ Hợp, các loại cây dược liệu này được thương lái thu mua, đem phơi ven đường và các bãi đất trống.
Một người làm công cho một thương lái ở đây cho biết cứ vài ba ngày, người chủ thu mua dược liệu lại chất đầy xe tải đem sang Trung Quốc bán.
Theo anh Vi Văn Hòa (ngụ H.Tương Dương), một người chuyên đi chặt cây dược liệu từ rừng về bán, cho biết trước đây, các khu rừng này có nhiều cây cu li. Dân bản khi bị đứt tay chảy máu, lấy lá đắp vào sẽ cầm máu ngay.
“Giờ thấy nhiều người đến mua, dân bản kéo nhau vào rừng chặt nên cũng hiếm rồi. Bây giờ, đi cả ngày cũng chỉ chặt được khoảng 20 kg” - anh Hòa nói.
Tiến sĩ Nguyễn Minh Khởi, Viện trưởng Viện Dược liệu, cho biết Nghệ An là tỉnh có nguồn cây thuốc phong phú vào bậc nhất nước ta. Tại đây có 25 loài cây như ba kích, đinh lăng, địa liền… hoàn toàn có cơ sở để lựa chọn đầu tư phát triển cây dược liệu. Tuy nhiên, Nghệ An có 31 loài cây thuốc thuộc diện quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam.
“Do khai thác liên tục nhiều năm, thiếu chú ý bảo vệ tái sinh, cộng với nạn phá rừng làm nương rẫy trồng cây nên nhiều loài cây thuốc quý có trữ lượng lớn bị suy giảm nghiêm trọng. Vì vậy, Nghệ An cần thiết phải xây dựng một kế hoạch lâu dài để khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc”, Tiến sĩ Nguyễn Minh Khởi, Viện trưởng Viện Dược liệu, kiến nghị. |
Bán rẻ, nhập đắt
Ông Trương Văn Hiền, Tổng giám đốc Tổng công ty CP Vật tư nông nghiệp Nghệ An, cho rằng nếu biết tổ chức và có giải pháp thích hợp để phát triển vùng nguyên liệu sản xuất, trồng để chế biến cây dược liệu thành sản phẩm thuốc dược liệu chữa bệnh, ngành dược sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Có một nghịch lý là 90% nguồn dược liệu ở Việt Nam phải nhập từ Trung Quốc qua con đường tiểu ngạch nhưng lâu nay các thương lái Trung Quốc lại đổ xô đến nhiều vùng rừng núi nước ta để thu gom thảo dược đem về nước.
“Người Trung Quốc mua dược liệu thô với giá rẻ nhưng sau khi chế biến, họ lại nhập lại Việt Nam với giá cắt cổ. Trong khi đó, chất lượng dược liệu mua từ Trung Quốc lại không được cam kết, đảm bảo một cách chắc chắn an toàn cho sức khoẻ người sử dụng vì chúng ta không trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình khai thác, sơ, chế biến” - ông Hiền nói.
Ông Trần Quốc Thành, Giám đốc Sở KH-CN Nghệ An, thừa nhận cây dược liệu chưa được quan tâm đúng mức, doanh nghiệp dược cũng chưa quan tâm phát triển lĩnh vực đông dược. Để xóa đói giảm nghèo bền vững cho các huyện miền núi Nghệ An thì việc phát triển dược liệu gắn với công nghiệp dược là một hướng đi đúng, nhằm khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên dược liệu, cung cấp thuốc cho nhu cầu chữa bệnh trong y học cổ truyền và hình thành các vùng sản xuất hàng hoá, tạo nguồn dược liệu ổn định để đưa vào sản xuất và xuất khẩu.
Related news
Gần đây, mô hình nuôi cá trong ruộng lúa được nông dân nhiều địa phương áp dụng, bước đầu mang lại hiệu quả đáng khích lệ. Xin giới thiệu một số kỹ thuật khi áp dụng mô hình này.
Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi trồng thủy sản thương phẩm (QCVN 01 - 80: 2011/BNNPTNT), cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản giống (QCVN 01 - 81: 2011/BNNPTNT).
Để tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ phát sinh bệnh cho thủy sản nuôi, nhất là trong mùa hè nắng nóng hay xuất hiện những cơn mưa bất chợt, người nuôi thủy sản cần thực hiện tốt các biện pháp quản lý môi trường nuôi cho phù hợp với nhu cầu sinh thái của vật nuôi và ổn định trong suốt vụ nuôi, cụ thể như sau:
Qua tìm hiểu cán bộ Hội nông dân xã Khám Lạng, huyện Lục Nam chúng tôi được biết đến gia đình anh Nguyễn Văn Biên, chị Dương Thị Hằng là một điển hình chăn nuôi giỏi với mô hình tổng hợp như nuôi lợn thịt, chim bồ câu, chăn gà lôi, nuôi giun quế mỗi mô hình đều đã đem lại nguồn thu lợi lớn cho vợ chồng anh chị. Nhưng không vì thế khát vọng vươn lên làm giàu luôn thường trực trong anh đã đưa anh nghĩ đến việc nuôi cua đồng thương phẩm.
Mô hình nuôi cá sặt bổi thương phẩm theo hình thức công nghiệp đối với người dân ở một số huyện trong tỉnh như Trần Văn Thời, U Minh (Cà Mau) khá quen thuộc và được xem như một nghề truyền thống.