Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Cảnh Từ Thú Chơi Đến Làm Giàu

Cây Cảnh Từ Thú Chơi Đến Làm Giàu
Ngày đăng: 02/02/2015

Với nhiều người, sau mỗi ngày làm việc vất vả thì không có gì thú vị hơn việc được nhâm nhi tách trà nóng, mạn đàm chuyện thế thái nhân tình và ngắm cảnh sắc thiên nhiên thu gọn trong những chậu cảnh muôn hình vẻ… Cũng từ cây cảnh, nhiều người đã kiếm bộn tiền.

Năm nay, thú chơi tao nhã này lại dành phần ưu ái đặc biệt cho những chậu cảnh bonsai. Bonsai là những cây cảnh nhỏ người chơi để cho phát triển tự nhiên. Tuy nhiên để cho gốc, rễ có dáng vẻ hấp dẫn, chi nhánh cân đối, tư thế đạt đến nghệ thuật hoàn hảo vẫn phải có sự tác động từ những đôi bàn tay khéo léo, trí  tưởng tượng phong phú của nghệ nhân.
Người tạo hình và người chơi bonsai đặc biệt chú ý đến bộ gốc, rễ cây. Gốc, rễ là nơi để các nghệ nhân gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình, tạo ra các thế cây. Những tác phẩm bonsai chính là hình ảnh thu nhỏ của những cây đại thụ nghìn năm tuổi nhưng vẫn đầy sức sống trường sinh.
Chậu cảnh loại này thường có các dáng phổ biến như: Thế long, hoành, huyền, phu thê, song thụ, huynh đệ, ngũ phúc, tam đa… “Trong vườn nhà tôi đang có hơn 100 trăm cây cảnh các loại. Mấy ngày hôm nay, tôi dạo quanh triển lãm sinh vật cảnh để tìm mua chậu bonsai là cây sung sai quả, thế ngũ phúc nhưng vẫn chưa thấy, nếu có dù đắt tôi vẫn phải mua bằng được vì đó là cây tôi rất thích”.- Ông Đặng Đình Tiến, hội viên Hội Sinh vật cảnh huyện Lạng Giang cho biết.
Để có được tác phẩm như ý, nhiều người mất hàng tháng lên nương, rẫy hay vào tận rừng sâu để “săn” cây. Ông Hồ Đăng Giang, thôn Tân Trường, xã Thanh Hải, hội viên Hội Sinh vật cảnh huyện Lục Ngạn kể: “Làng tôi chuyên nghề cây cảnh nên mỗi dịp đi rừng tìm cây lại có hàng đoàn người nối đuôi nhau mang theo xô, chậu, cuốc, xẻng, thuổng...
Chúng tôi vào rừng không phải lúc nào cũng tìm thấy cây đẹp, nhiều người phải về tay không. Đầu năm vừa rồi, tôi cùng người em họ lên rừng thấy trong nương nhà người dân có một cây duối, dáng long rất đẹp. Để có được cây mình thích, tôi phải năn nỉ và trả một khoản tiền khá lớn mới mang được cây về nhà”.
Tùy thuộc vào gu và từng thời điểm khác nhau, người yêu cây cảnh lại chuộng một loại nhất định. Ví như, có năm “dân chơi” thích những cây cỡ lớn, tán rộng và xanh, nhiều cành; khi thì người ta ưng những cây cảnh cỡ trung; lại có người chỉ thích những chậu cảnh xinh xinh trang trí ban công, góc phòng, bàn làm việc.
Cũng có khi tương ứng với năm nào thì thế cây hình con giáp năm ấy lại đắt khách hoặc người ta chơi cây, tạo thế cây theo tuổi.
Với người chơi cây cảnh, có được “cây phôi” ưng ý như có được cả đất trời và thỏa sức thả hồn, sáng tạo nghệ thuật để làm ra những tác phẩm đẹp.
Những nghệ nhân giỏi nghề và giới chơi cây bonsai là những người am hiểu và áp dụng điêu luyện kỹ thuật “lão hóa”, thu gọn dáng cây. Khi các nghệ nhân tìm, chọn được “nguyên liệu”, họ bắt đầu vận dụng các giác quan nghệ thuật, óc quan sát, tư duy tinh tế, sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và “đôi tay vàng” để sáng tạo ra những tác phẩm có giá trị. Cây để tạo tác bonsai thường là duối, ổi, tùng, sung, mai…
Nhiều cây bonsai có giá trị lớn từ hàng trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng. Thường thì cây có giá bình dân với mức từ 5-7 trăm nghìn đồng, cao hơn là 3-7 triệu đồng hay 15-30 triệu đồng… cây thế đẹp, nhiều năm tuổi càng có giá trị cao.
“Hiện vườn nhà tôi có hơn 200 cây cảnh nhiều chủng loại, kích cỡ và kiểu dáng khác nhau nhưng phần lớn là cây bonsai với tổng giá trị hàng tỷ đồng. Năm vừa qua, tôi bán cây được khoảng 600 triệu đồng. Khách hàng chủ yếu ở ngoài tỉnh như: Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nội…”. - Ông Giang cho biết thêm.
Ngày nay, nhờ thú chơi tao nhã này nhiều nghệ nhân, khách chơi hay người xáo cây thu được nguồn lợi lớn. Một điều khác biệt lớn giữa những người yêu thích, am hiểu về cây bonsai với người buôn cây là họ không bao giờ chọn nhầm cây (cả về phong thủy và giá trị); không đặt nặng lợi ích kinh tế lên trên hết mà họ dành tất cả thời gian, tâm huyết để tạo tác những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao.
Ngoài ra, họ còn khéo léo trang trí, gắn tạc thêm những hòn đá san hô, ngũ sắc tạo ra các tiểu cảnh hang động, núi sông… nâng cao giá trị của chậu cây. Khách buôn hàng thường chỉ chụp giật, chạy theo lợi ích trước mắt nên mới xảy ra hiện tượng nhiều người thua lỗ nặng trong vài năm qua.


Có thể bạn quan tâm

Tình Hình Trong Tháng 10 Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Giảm Tình Hình Trong Tháng 10 Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Giảm

Các cơ quan chức năng của tỉnh đang tăng cường công tác thông tin thị trường, đẩy mạnh ngăn chặn đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường, hướng dẫn thời điểm thu hoạch tôm để góp phần giảm thiệt hại trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu.

05/11/2014
Phong Điền (Thừa Thiên Huế) Được Mùa Tôm Trên Cát Phong Điền (Thừa Thiên Huế) Được Mùa Tôm Trên Cát

Ông Trần Lợi ở thôn Hải Phú (Phong Hải) phấn khởi: - “Đây là vụ nuôi tôm thứ hai liên tiếp được mùa. Thả nuôi 1,5 triệu tôm giống trên diện tích 3.000m2, vụ vừa rồi lãi trên 600 triệu đồng. Bù lại những vụ trước thua lỗ, trong tay vẫn còn lãi 200 triệu đồng”.

05/11/2014
Giá Cá Hú Thương Phẩm Tăng Cao Giá Cá Hú Thương Phẩm Tăng Cao

Ngoài các chợ truyền thống trong tỉnh An Giang, thương lái còn đưa cá đi các tỉnh: Tiền Giang, Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Buôn Ma Thuộc và TP. Hồ Chí Minh tiêu thụ. Bình quân mỗi ngày có ít nhất 50 tấn cá xuất tỉnh.

05/11/2014
Hội Thảo Khoa Học “Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường Thủy Sản Khu Vực Nam Bộ” Hội Thảo Khoa Học “Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường Thủy Sản Khu Vực Nam Bộ”

Nhằm giúp cho các tỉnh, thành trong khu vực có bước đi thiết thực, phù hợp hơn trong quá trình phát triển ngành thủy sản trước áp lực về biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường tại các vùng nuôi; đồng thời, có được những giải pháp phát triển bền vững ngành thủy sản trong tương lai.

05/11/2014
Nuôi Cá Chình Bông, Hướng Đi Thoát Nghèo Nuôi Cá Chình Bông, Hướng Đi Thoát Nghèo

Ông Trần Luật Sự cho biết, đầu năm 2012, tình cờ gặp một người quen cung cấp tài liệu, quy trình nuôi cá chình bông. Ông đã mạnh dạn đầu tư xây dựng 2 hồ nuôi với diện tích 40m2 và chia thành 2 phần với vách ngăn cố định bằng tường xi măng để phân loại cá chình trong quá trình nuôi.

05/11/2014