Cá Tra Khởi Sắc
Không chỉ giá bán tăng, người nuôi bắt đầu có lãi mà xuất khẩu cá tra cũng đang có dấu hiệu khởi sắc khi phục hồi tại thị trường Mỹ
TS Võ Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, cho biết xuất khẩu cá tra từ đầu năm đến nay đạt giá trị hơn 408 triệu USD, tăng 5,17% so với cùng kỳ năm 2013. Đặc biệt, xuất khẩu cá tra sang Mỹ tăng, trong khi thị trường EU có xu hướng giảm.
Vì vậy, Mỹ đã vươn lên dẫn đầu về nhập khẩu cá tra của Việt Nam. Một số thị trường tuy có giảm sản lượng nhập khẩu cá tra phi lê đông lạnh của Việt Nam nhưng lại tăng về giá trị như: Thái Lan, Nhật Bản. Các nước Úc, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu cá tra có dấu hiệu gia tăng. Điều này cho thấy sự phục hồi lòng tin của người tiêu dùng tại các thị trường khó tính này.
Giá cá tra thương phẩm tại ĐBSCL đang có dấu hiệu phục hồi, dao động từ 24.500-25.600 đồng/kg. Theo ông Phạm Văn Quỳnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, với giá bán này, người nuôi lãi từ 2.000-3.000 đồng/kg. Khi có lợi nhuận, người nuôi sẽ bắt đầu chú ý đầu tư cho chất lượng sản phẩm.
Tuy nhiên, theo ông Quỳnh, để cá tra không bị làm khó ở nhiều thị trường khó tính như thời gian qua, cần tăng đầu tư chế biến đa dạng thay vì chỉ xuất khẩu cá phi lê đông lạnh. “Tại hội chợ cá được tổ chức ở Bỉ vừa qua, cá tra phi lê nướng được người tiêu dùng tại đây ưa chuộng. Cần tạo nhiều mặt hàng đa dạng để người tiêu dùng lựa chọn vì nhiều khi họ mua cá phi lê về không biết chế biến như thế nào” - ông Quỳnh đề xuất.
Tin vui cho ngành cá tra là mới đây, Chính phủ ban hành nghị định về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra có hiệu lực từ ngày 20-6. Theo đó, đến ngày 31-12-2015, các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải áp dụng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt theo VietGAP hoặc chứng chỉ quốc tế phù hợp quy định của pháp luật Việt Nam. Thương nhân xuất khẩu sản phẩm cá tra phải đăng ký hợp đồng xuất khẩu với Hiệp hội Cá tra…
TS Võ Hùng Dũng đánh giá: “Sự ra đời của nghị định này như một thông điệp mạnh mẽ đến với cộng đồng quốc tế rằng Việt Nam đặc biệt quan tâm đến sự phát triển bền vững của ngành cá tra; chú trọng hàng đầu đến vấn đề bảo đảm chất lượng, an toàn từ vùng nuôi đến chế biến xuất khẩu”.
Có thể bạn quan tâm
Chính vị trí địa lý đặc biệt ấy đã tạo nên một vùng tiểu khí hậu, thổ nhưỡng riêng có và tạo nên một giống gà bản địa thuần chủng, mà tên của thôn đã được đặt cho giống gà này: Gà Liên Minh.
Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (KNKN) Quảng Bình đã thực hiện mô hình chăn nuôi gà thịt thả vườn trên địa bàn của 6 huyện, thị xã (Lệ Thủy, Quảng Ninh, Đồng Hới, Bố Trạch, Ba Đồn và Tuyên Hóa) với quy mô 15.000 con, thực hiện tại 15 hộ, mỗi hộ 1.000 con.
Hiện nay, bệnh viêm phổi dính sườn, bệnh tai xanh trên heo đang diễn biến khá phức tạp ở khu vực các tỉnh miền Đông Nam bộ. Đây là bệnh truyền nhiễm gây thiệt hại lớn đến các hộ chăn nuôi. Tại hội thảo, các bác sĩ thú y đã đưa ra các biện pháp, phác đồ điều trị hiệu quả nhất bằng cách sử dụng một số loại thuốc kháng sinh dành cho heo.
Tuyến đường 534 chạy qua địa phận Nghi Lộc (Nghệ An) trở nên tấp nập hơn từ ngày trại nuôi bò Úc ở cụm công nghiệp Đô Lăng thuộc xã Nghi Lâm đi vào hoạt động. Đây là trại nuôi bò thịt, nhập ngoại đầu tiên của khu vực phía Bắc, và là trại nuôi bò thứ 7 của công ty Kết Phát Thịnh có trụ sở ở tỉnh Long An (6 trại khác ở Long An và TP. Hồ Chí Minh)...
Xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình có diện tích rừng núi và núi đá vôi chiếm khá nhiều (hơn 40% tổng diện tích của địa phương). Đây là điều kiện thuận lợi để đàn dê sinh sản và phát triển. Tận dụng lợi thế này, nhiều hộ gia đình trong xã đã đầu tư xây dựng mô hình nuôi dê, nhờ đó mà thu nhập của người dân tăng lên đáng kể, đặc biệt có nhiều hộ đã thoát nghèo.