Cắt vụ luân canh, xen canh để có những vụ tôm nuôi thắng lợi

Trong thực tiễn nuôi tôm thời gian qua tại các địa phương ở Cà Mau đã chỉ ra rằng: Nếu nông dân thực hiện xen canh, cắt vụ luân canh với các loài cá phi, cá bổi, các loại cá đồng, sò huyết, vọp, cá kèo… sẽ có được những vụ tôm đạt kết quả tốt hơn và cũng tăng thêm thu nhập từ những đối tượng nuôi phụ đó. Phải chăng đây là hướng đi đúng và sẽ giúp người nuôi tôm vượt qua những điều kiện nuôi khó khăn, nhiều nguy cơ dịch bệnh như hiện nay, nhất là để nuôi tôm công nghiệp (NTCN) bền vững.
Những mô hình nuôi tôm rất có hiệu quả gần đây là nhờ cắt vụ, luân canh hay chuyển vụ, hoặc xen canh, có chọn lọc đối tượng nuôi ghép và không dùng thuốc diệt cá tạp. Tuy đơn giản dễ làm, nhưng trước đây ít được người nuôi tôm chú ý và hay bỏ qua, chỉ vì lợi ích trước mắt từ con tôm. Nhưng hiện nay cho thấy những mô hình nuôi nương theo sinh thái đó hiệu quả vô cùng.
Cụ thể, các loại hình nuôi quảng canh thì thả giống mật độ vừa phải theo mùa vụ thuận, không thả nối và không dùng thuốc diệt cá tạp, mà chỉ dùng các công cụ truyền thống như lưới, lú… bắt tỉa, giữ mật số cá thể cua, cá hợp lý để không ảnh hưởng đến tôm nuôi. Còn nếu NTCN, sau khi nuôi 1 - 2 vụ tôm thì ngừng nuôi, cho ao đầm nghỉ ngơi bằng cách giữ ngọt hóa một hai vụ hay vài tháng, rồi xử lý cải tạo thật kỹ, hoặc thay đổi đối tượng nuôi, chuyển hệ sinh thái từ mặn - lợ với tôm sú sang hệ sinh thái ngọt hóa trong suốt một mùa mưa.
Kết hợp nuôi các loại thủy sản có giá trị về mặt kinh tế, môi trường: Cá phi, cá kèo, cá chình, cá chẻm, sò huyết, cua biển… nhằm cắt nguồn lây truyền bệnh cho tôm, tạo điều kiện cho ao đầm phục hồi lại các yếu tố môi trường có lợi cho con tôm ở vụ tiếp theo, khôi phục lại hệ vi sinh vật có ích đã bị ức chế trong giai đoạn giữ mặn qua các vụ nuôi. Bởi nuôi tôm liên tục, đặc biệt NTCN sẽ dẫn đến ô nhiễm nhiều mặt ngay trong ao đầm và cả cho nguồn nước, môi trường vùng nuôi.
Để thúc đẩy việc thực hiện cắt vụ, luân canh, xen canh có chọn lọc đối tượng nuôi ghép và không dùng hóa chất diệt cá tạp nhằm đạt được những lợi ích kinh tế, môi trường, thì cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các vùng, người nuôi cắt vụ.
Cắt vụ, luân canh, xen canh nếu thực hiện tốt, nông dân sẽ có thêm thu nhập từ các đối tượng nuôi phụ để giữ ổn định kinh tế hộ và giúp thanh lọc, phục hồi các yếu tố môi trường. Do có thời gian được ngọt hóa hay thay đổi đối tượng nuôi, hệ vi sinh vật gây hại của sinh thái mặn - lợ sẽ bị ức chế, bị tiêu hủy nên khi trở lại nuôi tôm vụ tiếp theo, nguy cơ dịch bệnh sẽ giảm chậm hoặc không có điều kiện phát triển gây nguy hại cho tôm nuôi, dịch bệnh sẽ giảm nhẹ hoặc không xảy ra.
Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải vừa có ý kiến chỉ đạo phấn đấu hoàn thành kế hoạch trồng rừng thay thế năm 2015 đối với diện tích trồng rừng thay thế các dự án thủy điện đã đưa vào vận hành theo quy định...

Dân Việt đã có loạt bài phản ánh tình trạng miền Tây lao đao bởi mùa lũ cạn. Vậy nguyên nhân vì đâu các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lại “khát lũ”? Phóng viên Dân Việt đã ghi nhận ý kiến của một số nhà khoa học.

Theo ghi nhận của PV Dân Việt, đến thời điểm này, hầu hết nông dân được hỏi đều rất mù mờ với thông tin về TPP (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương). Và theo đó, áp lực hội nhập với họ rất gay gắt.

Theo lãnh đạo Phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn, những năm qua, huyện đẩy mạnh việc tổ chức lại sản xuất, đã hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung gồm 250ha bưởi sạch ở Phú Cường, Phù Lỗ, Phú Minh (cây đang trong thời kỳ thu hoạch đạt giá trị 350 - 400 triệu đồng/ha); 30ha rau hữu cơ ở Thanh Xuân (trên 1,2 tỷ đồng/ha).

Giúp nông dân các tỉnh ĐBSCL nắm bắt chủ trương, chính sách khuyến nông, kinh nghiệm thực tiễn sản xuất, các tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là các kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến... là mục đích của Hội thi “Kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến vùng ĐBSCL năm 2015” tại Hậu Giang.