Anh Lương Văn Ghế Trồng Thanh Long Trên Bờ Bao Vuông Tôm

Anh Lương Văn Ghế (ấp Chòi Mòi, xã Định Thành, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) là người thực hiện mô hình trồng thanh long ruột đỏ trên bờ bao vuông tôm cho hiệu quả kinh tế cao. Từ đó, giúp cải thiện, nâng cao cuộc sống gia đình.
Năm 2011, sau khi xem chương trình khuyến nông trên truyền hình chỉ dẫn cách trồng và chăm sóc thanh long, anh Ghế rất tâm đắc. Anh cải tạo diện tích đất bỏ trống sau nhà, đổ trụ bê-tông và nhờ người quen tìm mua hom thanh long giống. Lúc đầu anh trồng thử 15 trụ thanh long. Nhờ chăm sóc tốt, sau 1 năm trồng, 15 trụ thanh long đã cho trái.
Nhận thấy loại cây này phát triển tốt và thích nghi với đất bờ bao vuông tôm, anh Ghế quyết định mở rộng diện tích. Anh học cách ương hom thanh long giống để trồng 130 trụ thanh long. Thời gian đầu, anh Ghế gặp rất nhiều khó khăn trong việc chăm sóc và điều trị bệnh cho cây.
Mỗi lần cây thanh long bệnh, anh phải tìm đến các cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật và cán bộ nông nghiệp xã, huyện để nhờ tư vấn. Những ngày nắng hạn, anh phải ngày hai buổi tưới nước cho vườn thanh long không bị héo… Bao công sức anh bỏ ra cuối cùng cũng không uổng phí. Vụ đầu tiên anh thu hoạch 150kg thanh long.
Hiện nay, mỗi tháng với 130 gốc thanh long, anh Ghế thu về số tiền gần 2 triệu đồng. Anh Ghế tâm sự: “Trồng thanh long cực lắm! Nếu mình không chăm sóc kỹ thì trái sẽ nhỏ, và khi chín trái có vị chua. Ở đây, đất bờ bao vuông tôm còn bỏ trống rất nhiều, nếu bà con tận dụng nó để trồng màu hay thanh long thì sẽ cải thiện cuộc sống gia đình”.
Có thể bạn quan tâm

Đàn chim cút tăng nhanh trong thời gian ngắn là do giá trứng, thịt chim cút trên thị trường lên cao, người chăn nuôi có lời nên nhiều trại đã mở rộng trại nuôi và tăng quy mô đàn. Các huyện có tổng đàn chim cút lớn là Thống Nhất và Trảng Bom.

Năm 2012, lãnh đạo 2 huyện Vân Canh và Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) là 2 đơn vị kết nghĩa tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Huyện Hương Sơn giới thiệu mô hình nuôi hươu sao lấy nhung vốn đã giúp nhiều gia đình ở đây vươn lên thoát nghèo cho Vân Canh.

Các hộ nuôi thủy sản bước đầu áp dụng hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh với nhiều giống mới, có giá trị kinh tế và cho năng suất cao, điển hình như: Mô hình nuôi cá Rô phi đơn tính dòng Đường nghiệp và cá chép lai 3 máu. Sự thành công của mô hình là cơ sở để nhân rộng và khai thác tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh ngày càng ổn định và bền vững.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, Trung tâm đã cấp miễn phí được 178.619 liều tinh, đạt 50% kế hoạch, trong đó có 10.000 liều tinh lợn Pietrain kháng stress, TTNT cho trên 80.000 lượt con lợn, tỷ lệ đậu thai đạt trên 85%. Năng suất, chất lượng con giống ổn định, số lợn sơ sinh bình quân/ổ từ 10 - 12 con, trọng lượng lợn bình quân sau cai sữa đạt 7,5kg/con. Tỷ lệ TTNT lợn trên địa bàn TP đạt trên 58%.

Trong những năm trở lại đây, mô hình đưa màu xuống chân đất lúa được bà con nông dân huyện Tri Tôn (An Giang) áp dụng đạt hiệu quả. Bên cạnh cây chủ lực như dưa hấu, đậu xanh, khoai cao, thì cây mè đen cũng là một trong những cây được bà con nông dân trong huyện lựa chọn, vì mè đen là loại màu dễ trồng, ít tốn thuốc, chi phí đầu tư thấp, nhưng thu nhập mang lại tương đối khá và ổn định.