Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cắt Vai, Bôi Vôi Trái Mít Có An Toàn Cho Người Dùng?

Cắt Vai, Bôi Vôi Trái Mít Có An Toàn Cho Người Dùng?
Publish date: Tuesday. April 8th, 2014

Hiện nay, nhiều vựa thu mua mít ở khu vực xã Cẩm Sơn (Cai Lậy, Tiền Giang) thường cắt một miếng lớn ở vai trái và sau đó được “sơn” kín bằng một “dung dịch màu trắng”. Dư luận thắc mắc: cắt vai trái mít có tác dụng gì? “Dung dịch màu trắng” là chất gì, có độc hại cho người dùng?

Ông Nguyễn Văn Lượng, chủ vựa trái cây Tấn Phát, người đầu tiên áp dụng cách cắt vai trái mít và sơn vôi lên vết cắt cho biết, tác dụng của việc này là đốc hết mủ còn trong trái sau khi hái - giống như cách truyền thống đóng cọc vào cuống mít và bôi vôi làm cho vết cắt mít không bị nhão nhoét (thường do bị nhiễm nấm gây thối chỉ sau 1 - 2 ngày).

Tùy giống mít, tùy trái già hay chưa thật già, vài ngày sau khi cắt, khi thấy gai trái mít hơi mềm thì cắt sâu xuống để kiểm tra chất lượng từng trái, phân loại để giao hàng và định giá giao từng loại. Vết cắt hở sẽ tồn tại từ vựa đi ra thị trường!

Theo ông Lượng, cắt như vậy giúp người kiểm tra chất lượng sản phẩm đánh giá được trái mít đó thuộc hạng nào mà bán cho khỏi nhầm lẫn. Khui cách này trái mít vẫn phù hợp cho việc xẻ miếng bán lẻ. Chất màu trắng sử dụng để bôi là vôi ăn trầu, thứ vôi không làm ngộ độc cho người dùng.

ThS. Nguyễn Chí Hiếu, trưởng phòng bảo vệ thực vật, Viện cây ăn quả miền Nam (Sofri) cho biết, có thể bôi vôi lên vết cắt trái cây để chống lại nấm bệnh, vi khuẩn gây thối rữa. Tuy nhiên, vì là thực phẩm, cần dùng vôi tinh khiết từ một cơ sở sản xuất vôi dùng cho thực phẩm.

Quy trình bôi vôi cần được thiết lập và hoàn thiện để vôi không bong ra khỏi mặt cắt hay tạo vết nứt tạo ngõ cho vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập. Vôi hầu như không độc khi dùng hàm lượng nhỏ nhưng cũng có ngưỡng nhất định. Tuy nhiên, rất cần thiết phải qua các xét nghiệm để xác định biện pháp này có an toàn thực phẩm hay không.

Việc xác nhận biện pháp này là rất cấp thiết bởi thực tế có một số người dùng vôi rẻ hơn “vôi ăn trầu” như vôi Càn Long, vôi quét nhà hay một thứ chất gì đó trát lên trái cây. Nhìn những ca, chậu, xoong nồi cũ chứa dung dịch vàng ngà (vôi nhựa mít được xài ngày này sang ngày khác mà không được cọ rửa, quyện lên miệng, tràn ra phía ngoài) khó thuyết phục người tiêu dùng an lòng ăn mít. Đặc biệt một số người vẫn còn dùng phân bón làm trái chín bôi vào cuống, phân bón này chưa có công ty nào đăng ký dùng cho trái mít.


Related news

Mở rộng liên kết trong sản xuất Mở rộng liên kết trong sản xuất

Nhiều năm gần đây, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) khá thành công với các mô hình xen canh.

Friday. November 6th, 2015
Cây Vải Thiều Bén Đất Tây Nguyên Cây Vải Thiều Bén Đất Tây Nguyên

Năm 2002, ông Nguyễn Đình Đãi (quê Bắc Giang) đã vào thôn Tân Tiến, xã Đạ R'sal, huyện Đam Rông (Lâm Đồng) để lập nghiệp. Khi vào ông có đem theo 5 cây vải thiều vào trồng thử nghiệm trên vùng đất mới.

Thursday. May 24th, 2012
Làm Giàu Nhờ Nuôi Bò Vỗ Béo Làm Giàu Nhờ Nuôi Bò Vỗ Béo

Trong câu chuyện thoát nghèo và đi lên làm giàu, những người nông dân ở thôn Chư Cúc, xã Ea K'mút (Ea Kar - Đắk Lắk) rất tự hào khi nói về nghề nuôi bò vỗ béo.

Saturday. June 30th, 2012
Bệnh Chết Nhanh, Chết Chậm Trên Cây Hồ Tiêu - Người Dân Loay Hoay Tìm Cách Phòng Tránh Bệnh Chết Nhanh, Chết Chậm Trên Cây Hồ Tiêu - Người Dân Loay Hoay Tìm Cách Phòng Tránh

Huyện Cư M'gar (Dak Lak) có 802,5 ha hồ tiêu, chủ yếu được trồng xen canh và một số ít được trồng độc canh; trong đó có 530 ha đang trong giai đoạn kinh doanh. Theo số liệu tổng hợp của Trạm Bảo vệ thực vật huyện, hiện có khoảng 20 ha diện tích hồ tiêu bị nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm nhiều diện tích cây tiêu đã bị chết, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất của người trồng tiêu.

Saturday. November 17th, 2012
Người Hrê Nuôi Gà H’mông Ở Quảng Ngãi Người Hrê Nuôi Gà H’mông Ở Quảng Ngãi

Hai năm nay, giống gà H'mông đã được "khai sinh, lập trại" tại vùng đất Sơn Hà, Sơn Tây. Nhiều gia đình nông dân Hrê nơi đây tiếp thu kiến thức mới, đầu tư công sức vào nuôi giống gà này với mong ước đổi đời.

Wednesday. February 20th, 2013