Cảnh Giác Với Tôm Giá Rẻ

Hiện tôm thẻ chân trắng đang phát triển mạnh đối với loại hình nuôi công nghiệp và đang thâm nhập loại hình quảng canh truyền thống. Tuy nhiên, người dân còn thiếu thông tin về giá cả, loại giống và chất lượng, vì thế không ít chủ đầm tôm công nghiệp đổ nợ vì tôm chết.
Con giống chất lượng là đối tượng cả ngành chức năng và người dân trong tỉnh quan tâm, tìm kiếm, đặc biệt là những hộ nuôi tôm công nghiệp. Vai trò của con giống quyết định trên 60% tỷ lệ thành công của vụ nuôi.
Để đáp ứng nhu cầu của nông dân, một số đối tượng kinh doanh giống, trại giống tìm đủ mọi cách để bán tôm bị nhiễm bệnh, mà đáng lẽ ra loại tôm này phải xử lý và xả bỏ theo quy định của ngành chức năng.
“Ở ấp có khoảng 20 hộ thả loại tôm thẻ này với số lượng khoảng 2 triệu con post, 1 ha khoảng 100-200 con post, lái chở tôm tới chỗ với giá chỉ 25 đồng/con. Khi chào hàng, thương lái giới thiệu con thẻ được thả trong vuông sẽ ăn chất dơ, cặn bã trong vuông, nhưng một số hộ thả 5-10 ngày đã chết, có hộ cầm cự được 20-30 ngày tôm cũng chết”, anh Trần Thanh Bình, nông dân ấp Hà Phúc Ứng, xã Biển Bạch, huyện Thới Bình, cho biết.
Anh Lê Minh Tài, ấp Trương Thoại, nhận định, do được chào hàng với giá 25 đồng/con post, anh nghĩ là giống thẻ đuôi đỏ là loại thẻ thiên nhiên trên vùng sông biển Cà Mau hiện hữu từ bao đời nay, nuôi mau lớn, có thuần độ mặn phù hợp với môi trường ao nuôi.
Vì thế, anh mua 200.000 con, thả được 30 ngày đã bị bệnh đỏ thân, không thu hồi được vốn. Xem kỹ lại thì mới biết đó là tôm thẻ chân trắng bình thường chứ không phải là đối tượng khác.
Theo thông tin từ Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản, đối tượng thẻ chân trắng mà các thương lái bán với giá 25 đồng/con thì không có cơ sở sản xuất giống nào tồn tại được, bởi giá tôm bố mẹ nhập về từ các nước cao, chi phí sản xuất cao nên giá bán ra cho dân không thể rẻ như vậy.
Đây là hình thức kinh doanh tôm giống trái pháp luật, cần được lên án và có hình phạt thích đáng để hạn chế rủi ro cho người dân. Bằng cách gán cho con tôm thẻ chân trắng cái tên khác và đưa về những nơi người dân ít hay thiếu thông tin, đáng ngại hơn, loại tôm giống này được bán với giá chênh lệch 50 đồng/con so với tôm chất lượng hiện nay.
Nếu không cảnh giác, rất có thể người nuôi tôm phải ôm nợ vì loại tôm giống này. Đáng lo ngại hơn, nó sẽ mang mầm bệnh về đồng đất yên lành mà con tôm sú ngự trị từ nhiều năm qua.
Có thể bạn quan tâm

Đó là mô hình trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại của gia đình chị Hồ Thị Dung ở xóm Bún 2, xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương. Sau 9 năm thực hiện, mô hình này đã đạt hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao.

Không chỉ có đàn bò sữa lớn nhất nước, TP.HCM còn là nơi đi đầu nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ KHKT để nhân nhanh đàn bò, phục vụ nhu cầu ngày càng gia tăng về sữa chất lượng cao của hàng chục triệu người tiêu dùng…

Ngày 12/6, tại TP Sóc Trăng, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) phối hợp Sở NN-PTNT Sóc Trăng tổ chức Hội nghị bàn giải pháp phát triển nuôi tôm nước lợ năm 2013.

Vụ thu hoạch ngao sắp kết thúc để chuẩn bị xuống giống cho vụ mới, nhưng hàng chục nghìn tấn ngao trị giá hàng trăm tỷ đồng ở Thanh Hóa vẫn "ngâm" dưới biển khiến người nuôi như ngồi trên đống lửa.

Trung tâm KN-KN tỉnh Quảng Bình vừa tổ chức hội thảo mô hình nuôi cua đồng thương phẩm tại xã Võ Ninh (huyện Quảng Ninh) và Vạn Trạch (huyện Bố Trạch).