Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cánh Đồng Vàng Bên Bờ Sông Rin

Cánh Đồng Vàng Bên Bờ Sông Rin
Ngày đăng: 14/03/2014

Rộng trên 40ha, năng suất bình quân đạt khoảng 45 tạ/ha/vụ, cao hơn từ 2-10 tạ/ha/vụ so với bình quân nhiều địa phương miền núi trong tỉnh... Vì vậy cánh đồng Làng Mùng, thuộc xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà (tỉnh Quảng Ngãi) được ví là "cánh đồng vàng".

Tháng 3, cây lúa vụ đông xuân trên cánh đồng Làng Mùng đang bước vào giai đoạn cuối của thời kỳ ngậm hạt. Nhìn những ruộng lúa xanh nối nhau trải dài tít tắp đến ngợp tầm mắt làm cho những ai lần đầu tiên đi ngang qua đây không khỏi bất ngờ.

Với đặc điểm tự nhiên sông suối chằng chịt cho nên với nhiều huyện miền núi trong tỉnh thì việc tìm một địa điểm bằng phẳng vài trăm m2 để xây trường, làm khu tái định cư... cũng đã vô cùng khó khăn. Không ít dự án triển khai trên địa bàn, để có mặt bằng thi công thì tiền san ủi mặt bằng đắt gấp 2-3 lần so với kinh phí xây dựng công trình trên đất. Vì vậy có diện tích rộng trên 40ha, cánh đồng Làng Mùng đã trở thành niềm mơ ước của người dân miền núi của tỉnh.

Nhận thức được sự ưu đãi này của tự nhiên, từ nhiều năm qua chính quyền Sơn Hà đã có nhiều sự quan tâm, hỗ trợ cho người dân nơi đây phát triển sản xuất. Già Đinh Văn Din, ở Sơn Bao, kể: 10 năm trước khi được cán bộ hướng dẫn cách trồng lúa nước, nhiều gia đình trong vùng không mấy quan tâm.

Ngay cả mấy đứa con của già dù làm theo, thế nhưng trong bụng cũng rất lo. Bởi lẽ lâu nay bà con chỉ quen trồng theo kiểu "gieo hạt xuống đất rồi giao cho trời" và chờ ngày thu hoạch. Đến khi nhìn những thửa ruộng của số hộ trồng theo kỹ thuật mới cây nặng trĩu hạt, với số lượng lúa thu về cao gấp 3-5 lần so với cách trồng lâu nay, thì người dân trong vùng mới làm theo.

"Nhờ áp dụng theo hướng dẫn của cán bộ mà 2 sào lúa nước của gia đình thu được trên 5 tạ/vụ, cao hơn gần gấp 2,5 lần so với cách trồng cũ”. Bà Đinh Thị Buy

Để giúp người dân chủ động nước tưới, nâng cao năng suất lúa và cây trồng khác trên cánh đồng này, UBND huyện Sơn Hà đã đầu tư nhiều tỷ đồng xây dựng 2 hồ chứa, làm hệ thống kênh mương dẫn; triển khai và nhân rộng nhiều mô hình giống lúa mới có năng suất cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên.

Tổ chức tập huấn kỹ thuật, cách chăm bón, sử dụng phân thuốc phù hợp... cũng đã được thí điểm và nhân rộng. Nhờ vậy đến nay, không chỉ 80% diện tích lúa ở đây đã chủ động được nước tưới, mà năng suất lúa cũng đã tăng lên gấp 2-3 lần so với trước. Riêng vụ mùa năm 2013, năng suất lúa bình quân ở đồng Làng Mùng đạt khoảng 45 tạ/ha/vụ, cao hơn so với mức bình quân trong huyện từ 2-3 tạ/ha/vụ.

Bà Đinh Thị Buy (42 tuổi) cho biết: “Nhờ áp dụng theo hướng dẫn của cán bộ mà 2 sào lúa nước của gia đình thu được trên 5 tạ/vụ, cao hơn gần gấp 2,5 lần so với cách trồng cũ”.

Cùng với lúa, các loại cây màu như đậu xanh, bắp lai... cũng được người dân có đất tại cánh đồng này trồng gối vụ, thâm canh. Ông Phùng Tô Long- Chánh văn phòng UBND huyện Sơn Hà, cho biết: Trong thời gian tới, chính quyền sẽ tiếp tục triển khai, áp dụng những mô hình, giống lúa mới cho năng suất cao; tăng cường cơ giới hóa để tăng năng suất, sản lượng của lúa và cây màu khác, nâng cao thu nhập cho người dân nơi đây.


Có thể bạn quan tâm

Xuất Khẩu Gạo Chạm Ngưỡng 7 Triệu Tấn Xuất Khẩu Gạo Chạm Ngưỡng 7 Triệu Tấn

Hiệp hội Lương thực Việt Nam vừa có báo cáo gửi Bộ Công Thương cho biết, các doanh nghiệp thành viên cho đến nay, đã ký hợp đồng xuất khẩu gạo với tổng số lượng lên tới 6,909 triệu tấn, tăng 1,54% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, lượng gạo đã xuất khẩu đạt 5,49 triệu tấn với tổng trị giá 2,39 tỷ USD.

01/12/2014
Tạo “Điểm Nhấn” Nông Thôn Mới Tạo “Điểm Nhấn” Nông Thôn Mới

“Phong trào xây dựng NTM như luồng gió mới, góp phần đổi thay diện mạo các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh, cải thiện cuộc sống và thúc đẩy KT - XH địa phương phát triển” - Đó là khẳng định của ông Lò Quang Chiêu, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh Văn phòng điều phối Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) sau 3 năm triển khai thực hiện. Tuy nhiên, với đặc thù của Điện Biên, chương trình cần “điểm nhấn” và giải pháp đột phá để thành công.

01/12/2014
Miền Trung Tận Diệt Nguồn Lợi Thủy Sản Ven Bờ Miền Trung Tận Diệt Nguồn Lợi Thủy Sản Ven Bờ

Với kiểu khai thác tận diệt, nhiều loại thủy, hải sản ven bờ các tỉnh miền Trung đang đứng trước nguy cơ bị tiệt chủng. Sự nghèo nàn của nguồn lợi thủy sản ở khu vực này cũng đẩy hàng ngàn hộ dân rơi vào tình cảnh khốn khó. Hệ sinh thái ven bờ đang có nguy cơ bị đảo lộn hoàn toàn nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

04/07/2014
Cá Đồng Khan Hiếm Cá Đồng Khan Hiếm

Ngoài nguyên nhân người đánh bắt dùng xuyệt, lưới rùng, đánh thuốc để bắt theo kiểu tận diệt thì tình trạng sử dụng thuốc hóa học bừa bãi trên đồng ruộng đã khiến cho môi trường sống của các loài thủy sinh bị ô nhiễm nặng nề. Nếu tình trạng này kéo dài, sẽ hủy hoại môi trường sống của các loài thủy sinh này.

04/07/2014
Doanh Nghiệp Của Người Trồng Lúa Doanh Nghiệp Của Người Trồng Lúa

Tuy là chủ doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực thương mại nhưng công việc thường xuyên của ông Mai Thăng Long là gặp gỡ nông dân, làm việc ngay tại các ruộng lúa. Hiện Công ty TNHH xây dựng thương mại Thái Ninh Địa Long (TP.Biên Hòa) của ông Long đang đầu tư cho nông dân xây dựng những cánh đồng lúa chất lượng cao và bao tiêu sản phẩm lúa sạch cho bà con với giá cao hơn thị trường.

01/12/2014