Bình Định Thành Lập Quỹ Hỗ Trợ Ngư Dân

Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Bình Định đang xúc tiến thành lập Quỹ hỗ trợ ngư dân. Dự kiến, Quỹ sẽ chính thức ra mắt đầu tháng 4 tới.
Quỹ hỗ trợ ngư dân sẽ huy động sự tài trợ, đóng góp của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, các doanh nghiệp, cộng đồng trong và ngoài nước để giúp ngư dân trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại do thiên tai, bị đâm chìm hoặc bị tịch thu tài sản khi đánh bắt hải sản trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam hoặc các vùng biển hợp pháp khác.
Số tiền hỗ trợ từ quỹ sẽ được dùng để đóng mới, cải hoán tàu cá hoạt động tại vùng biển xa.
Đến thời điểm này, các đơn vị, tổ chức đã đóng góp hơn 1,6 tỷ đồng vào Quỹ hỗ trợ ngư dân tỉnh Bình Định.
Tỉnh Bình Định hiện có hơn 7.700 tàu thuyền với hơn 42.000 ngư dân. Những năm qua, ngư dân Bình Định đã đóng góp lớn vào việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương, song cũng có nhiều tàu thuyền không may gặp nạn trên biển, khiến ngư dân gặp rất nhiều khó khăn trong đời sống và sản xuất. Vì vậy, Quỹ hỗ trợ ngư dân ra đời sẽ đồng hành với bà con ngư dân tiếp tục vươn khơi, bám biển.
Sự ra đời của Quỹ hỗ trợ ngư dân nhằm kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng chung tay đóng góp, hỗ trợ cho ngư dân không may gặp rủi ro, thiên tai trên biển, giúp ngư dân tiếp tục ra khơi sản xuất, góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc
Có thể bạn quan tâm

Chỉ với 500m2 rau xanh, bình quân mỗi tháng anh Huỳnh Văn Hương (trong ảnh), thôn Tân Lập 1, xã Lương Sơn, huyện Ninh Sơn thu được gần 4 triệu đồng.

Bệnh chồi cỏ hại mía xuất hiện ở Tân Kỳ (Nghệ An) mới vài năm nay nhưng hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Mặc dù ngành nông nghiệp Nghệ An đã thực hiện các mô hình để diệt chồi cỏ song hiệu quả không cao. Trước tình hình đó, Công ty mía đường Sông Con hướng dẫn nông dân xử lý bệnh bằng vôi bột, hiệu quả thấy rõ…

Trong những tháng đầu năm, do điều kiện thời tiết diễn biến không thuận lợi, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá cao, một số nơi bị ô nhiễm nguồn nước nên tình hình tôm nuôi của bà con trên địa bàn huyện Giá Rai gặp nhiều khó khăn. Qua kiểm tra thực tế của các ngành chức năng cho thấy, hiện có 86ha tôm nuôi theo mô hình kết hợp bắt đầu xuất hiện tôm nuôi chết rải rác ở một số nơi, chủ yếu tập trung ở thị trấn Giá Rai và xã Tân Thạnh.

Đơn Dương là huyện phía Nam của cao nguyên Lâm Viên, chỉ cách TP. Đà Lạt chừng 30km. Với những lợi thế về đất đai, khí hậu, huyện Đơn Dương hoàn toàn có thể tin tưởng về một vùng chuyên chăn nuôi bò sữa đầu tiên trên đất Tây Nguyên.

Công ty TNHH Sinh Thái Trung Việt (Gia Lai) vừa phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Ninh Hải tổ chức Hội thảo hướng dẫn ứng dụng chế phẩm “Vườn sinh thái Rainbow” trong sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân xã Xuân Hải.