Cánh Đồng Vàng Bên Bờ Sông Rin

Rộng trên 40ha, năng suất bình quân đạt khoảng 45 tạ/ha/vụ, cao hơn từ 2-10 tạ/ha/vụ so với bình quân nhiều địa phương miền núi trong tỉnh... Vì vậy cánh đồng Làng Mùng, thuộc xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà (tỉnh Quảng Ngãi) được ví là "cánh đồng vàng".
Tháng 3, cây lúa vụ đông xuân trên cánh đồng Làng Mùng đang bước vào giai đoạn cuối của thời kỳ ngậm hạt. Nhìn những ruộng lúa xanh nối nhau trải dài tít tắp đến ngợp tầm mắt làm cho những ai lần đầu tiên đi ngang qua đây không khỏi bất ngờ.
Với đặc điểm tự nhiên sông suối chằng chịt cho nên với nhiều huyện miền núi trong tỉnh thì việc tìm một địa điểm bằng phẳng vài trăm m2 để xây trường, làm khu tái định cư... cũng đã vô cùng khó khăn. Không ít dự án triển khai trên địa bàn, để có mặt bằng thi công thì tiền san ủi mặt bằng đắt gấp 2-3 lần so với kinh phí xây dựng công trình trên đất. Vì vậy có diện tích rộng trên 40ha, cánh đồng Làng Mùng đã trở thành niềm mơ ước của người dân miền núi của tỉnh.
Nhận thức được sự ưu đãi này của tự nhiên, từ nhiều năm qua chính quyền Sơn Hà đã có nhiều sự quan tâm, hỗ trợ cho người dân nơi đây phát triển sản xuất. Già Đinh Văn Din, ở Sơn Bao, kể: 10 năm trước khi được cán bộ hướng dẫn cách trồng lúa nước, nhiều gia đình trong vùng không mấy quan tâm.
Ngay cả mấy đứa con của già dù làm theo, thế nhưng trong bụng cũng rất lo. Bởi lẽ lâu nay bà con chỉ quen trồng theo kiểu "gieo hạt xuống đất rồi giao cho trời" và chờ ngày thu hoạch. Đến khi nhìn những thửa ruộng của số hộ trồng theo kỹ thuật mới cây nặng trĩu hạt, với số lượng lúa thu về cao gấp 3-5 lần so với cách trồng lâu nay, thì người dân trong vùng mới làm theo.
"Nhờ áp dụng theo hướng dẫn của cán bộ mà 2 sào lúa nước của gia đình thu được trên 5 tạ/vụ, cao hơn gần gấp 2,5 lần so với cách trồng cũ”. Bà Đinh Thị Buy
Để giúp người dân chủ động nước tưới, nâng cao năng suất lúa và cây trồng khác trên cánh đồng này, UBND huyện Sơn Hà đã đầu tư nhiều tỷ đồng xây dựng 2 hồ chứa, làm hệ thống kênh mương dẫn; triển khai và nhân rộng nhiều mô hình giống lúa mới có năng suất cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên.
Tổ chức tập huấn kỹ thuật, cách chăm bón, sử dụng phân thuốc phù hợp... cũng đã được thí điểm và nhân rộng. Nhờ vậy đến nay, không chỉ 80% diện tích lúa ở đây đã chủ động được nước tưới, mà năng suất lúa cũng đã tăng lên gấp 2-3 lần so với trước. Riêng vụ mùa năm 2013, năng suất lúa bình quân ở đồng Làng Mùng đạt khoảng 45 tạ/ha/vụ, cao hơn so với mức bình quân trong huyện từ 2-3 tạ/ha/vụ.
Bà Đinh Thị Buy (42 tuổi) cho biết: “Nhờ áp dụng theo hướng dẫn của cán bộ mà 2 sào lúa nước của gia đình thu được trên 5 tạ/vụ, cao hơn gần gấp 2,5 lần so với cách trồng cũ”.
Cùng với lúa, các loại cây màu như đậu xanh, bắp lai... cũng được người dân có đất tại cánh đồng này trồng gối vụ, thâm canh. Ông Phùng Tô Long- Chánh văn phòng UBND huyện Sơn Hà, cho biết: Trong thời gian tới, chính quyền sẽ tiếp tục triển khai, áp dụng những mô hình, giống lúa mới cho năng suất cao; tăng cường cơ giới hóa để tăng năng suất, sản lượng của lúa và cây màu khác, nâng cao thu nhập cho người dân nơi đây.
Related news

Vừa qua, ông Bùi Thế Sương, ở ấp Bình Đông 1, xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam, đã phát hiện một loài sâu hại mới gây hại trên trái dừa, làm hư trái hàng loạt.

Những năm gần đây, nhiều hộ gia đình ở xã Phúc Khánh, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đã mạnh dạn triển khai thực hiện mô hình trồng bưởi Diễn cho hiệu quả kinh tế cao.

Trạm Bảo vệ thực vật Tân Thành (Bà Rịa Vũng Tàu) đã thực hiện mô hình “Phòng trừ sâu đục trái bưởi bằng biện pháp bao trái” tại HTX bưởi da xanh Sông Xoài. Khi sử dụng biện pháp bao trái 30 - 45 ngày sau đậu trái thì hạn chế được những đối tượng gây hại, đồng thời làm tăng số trái loại 1 và loại 2, giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế.

Theo ghi nhận tại xã chuyên canh Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang), sầu riêng đang vào vụ có giá giảm mạnh gần 40% so với mùa sầu riêng năm vừa qua. Nếu giá sầu riêng vào đầu vụ khá cao (70.000 - 80.000 đồng/kg) thì hiện nay giá thương lái thu mua chỉ còn 35.000 - 40.000 đồng/kg đối với loại I và khoảng 25.000 - 30.000 đồng đối với loại II.

Dự án thành công sẽ góp phần tạo việc làm và ổn định đời sống cho trên 10.000 lao động địa phương.