Toàn Tỉnh Đã Phát Triển Hơn 20.800 Hécta Cà Phê

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, đến nay diện tích cà phê trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã phát triển hơn 20.800 hécta, tăng hơn 1.500 hécta so với đầu năm 2013, trong đó có khoảng 18.600 hécta đang thời kỳ cho trái (số còn lại là trồng mới) với năng suất bình quân đạt khoảng 1,9 tấn/hécta/năm.
Cà phê là một trong 6 cây chủ lực của tỉnh nên những hộ trồng mới hoặc thâm canh sẽ được hỗ trợ một phần kinh phí để trồng và chăm sóc, nhằm tạo ra vùng chuyên canh, đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn. Diện tích trồng cà phê của tỉnh tập trung chủ yếu tại các huyện: Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Trảng Bom và TX. Long Khánh.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi cá trong ruộng lúa là một hình thức canh tác xen kẽ làm tăng thu nhập trên cùng một thửa ruộng. Mô hình này đã được một số địa phương thực hiện theo tập quán cũ, tuy nhiên, chỉ khi các hộ dân áp dụng đúng kỹ thuật nuôi trồng, hình thức nuôi cá-lúa mới thực sự phát huy hiệu quả.

Ghi nhận tại xã Sơn Bình, huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) cho thấy đã xuất hiện một loại sâu hại cây trồng, theo người dân địa phương gọi là sùng đất. Sùng đất ăn rễ và củ của hầu hết các loại cây trồng, gây thiệt hại lớn cho bà con trong khi người nông dân chưa có biện pháp khắc phục.

Cây hồ tiêu vốn là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của người dân xã Tân Liên (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị). Tuy nhiên do sự bùng phát của các dịch bệnh, cụ thể là bệnh chết nhanh, chết chậm đã khiến đa số vườn tiêu của người dân rơi vào cảnh tiêu điều, xơ xác.

Hiện các thành viên hợp tác xã đã thống nhất phương án thu mua bưởi giá cao hơn thị trường, đồng thời chủ động ký kết với xã viên từ khâu sản xuất đến bao tiêu sản phẩm nhằm ổn định nguồn hang.

Nguồn cá dồi dào, nên giá tại các chợ giảm mạnh. Chị Vân cho biết: Tại chợ An Châu, cá bông lau nguyên con giảm từ 250 ngàn/kg xuống còn 160 ngàn đồng/kg so thời điểm Tết Nguyên đán. Các loại cá khác có giá dao động từ 100-120 ngàn đồng/kg. Riêng tôm càng xanh có giá khoảng 300-420 ngàn đồng/kg, giảm 20-30 ngàn đồng/kg.