Cánh đồng lớn nền tảng tái cơ cấu nông nghiệp
Mô hình cánh đồng lớn ở xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.
Một số ưu điểm nổi bật từ cánh đồng lớn đã được nghiên cứu, đánh giá. Qua đó, cánh đồng lớn tổ chức sản xuất kinh doanh khép kín theo chuỗi giá trị hạt gạo, quản lý từ khâu gieo trồng cho đến khâu tiêu thụ tại nhà máy.
Chủ động kiểm soát và nắm được chi phí phát sinh từng khâu của chuỗi, hạn chế đến mức thấp nhất các khâu trung gian.
Giải quyết bài toán lợi nhuận, nông dân và doanh nghiệp đều được lợi. Không gian và điều kiện sản xuất thuận lợi cho việc áp dụng các mô hình sản xuất tiên tiến, cơ giới hóa, giải quyết được vấn đề sau thu hoạch, giúp thực hành nông nghiệp tốt, các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
Tuy nhiên, thực tiễn vừa qua ở ĐBSCL cho thấy sản xuất lúa gạo trong cánh đồng lớn vẫn tồn tại nhiều bất ổn, cần được tiếp tục tháo gỡ để hoàn thiện.
Ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế (Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ), nhận định: “Những thách thức và vướng mắc của mô hình này vượt ngoài tầm nỗ lực của một doanh nghiệp như AGPPS hay các doanh nghiệp làm nông nghiệp.
Những thách thức lớn hơn từ đồng ruộng mà cánh đồng lớn đang đối mặt là mâu thuẫn giữa mục tiêu xây dựng đội ngũ nông dân hiện đại, chuyên nghiệp với thực trạng thu nhập thấp của lao động nông nghiệp hiện nay.
Nó đang đòi hỏi sự chuyển đổi căn bản, toàn diện và cần những cải cách mạnh mẽ hơn nữa từ cơ chế, chính sách đồng bộ gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh và thu nhập cho nông dân và xây dựng nông thôn mới”.
Những bất ổn nội tại của cánh đồng lớn là liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp vẫn lỏng lẻo.
Chuyện “bẻ kèo” khi thị trường có biến động đã diễn ra ở cả 2 phía doanh nghiệp lẫn nông dân mà bên thiệt hại không thể làm gì được, bởi hiện không có quy định pháp luật cụ thể để xử lý.
Doanh nghiệp đầu tư, ứng giống cho nông dân khi bị “xé hợp đồng” không biết kêu ai.
Chỉ có doanh nghiệp có tiềm lực mạnh mới đủ sức làm “hạt nhân” xây dựng cánh đồng lớn. Thực tế triển khai vừa qua cho thấy, AGPPS và một vài doanh nghiệp nông nghiệp là một thí dụ cụ thể.
AGPPS đã phát hành hơn 1,8 triệu cổ phiếu trị giá hơn 56 tỉ đồng cho 1.724 nông dân miền Tây để gắn bó lợi ích sống còn với công ty.
Tham gia cánh đồng lớn, nông dân thành cổ đông công ty, góp phần xây dựng đội ngũ doanh nhân nông nghiệp tương lai là một hướng đi cần được hỗ trợ nhiều hơn bằng cơ chế, chính sách để không “bị nghẽn” bởi các quy định pháp lý về thẩm quyền quyết định của loại hình công ty cổ phần trong tay các cổ đông chi phối, nhất là trong điều kiện các công ty cổ phần nông nghiệp lên sàn giao dịch chứng khoán.
Thực tiễn cho thấy, có những vấn đề vượt ra ngoài tầm của doanh nghiệp.
Nó đòi hỏi sự chuyển đổi căn bản, toàn diện và cần những cải cách mạnh mẽ hơn nữa từ cơ chế, chính sách đồng bộ gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, cải cách doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh và thu nhập cho nông dân và xây dựng nông thôn mới.
Đã có hiện tượng làm theo phong trào trong mô hình “cánh đồng lớn”, nhiều nơi xây dựng cánh đồng lớn nhưng đầu ra thì chưa có địa chỉ cụ thể. Thất bại của các tập đoàn, hợp tác xã hay kinh tế trang trại một thời vẫn còn là một bài học đáng suy ngẫm cho cánh đồng lớn.
Mô hình cánh đồng lớn chỉ là phương thức sản xuất theo chuỗi giá trị. Mô hình chỉ có sức sống nếu nó giải quyết được lợi ích cho các bên tham gia: nông dân, doanh nghiệp và người tiêu dùng (thị trường).
Có thể bạn quan tâm
Được sự giới thiệu của một số người bạn và sự chỉ dẫn nhiệt tình của bà con nông dân thôn Duyên Yết, xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, chúng tôi dễ dàng tìm đến được mô hình trồng măng tây xanh của chị Phan Thị Điệu, một xã viên Hợp tác xã Phú Thái.
Thông tin từ Cục Thống kê Đồng Nai cho hay, xuất khẩu cà phê trong tháng 4 chỉ đạt gần 16.540 tấn với kim ngạch gần 43,3 triệu USD, giảm gần 250 tấn so với tháng 3-2015. Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2015 thì Đồng Nai xuất khẩu được hơn 66 ngàn tấn với tổng giá trị 154,3 triệu USD, đạt hơn 70% về lượng và trên 80% về giá so với cùng kỳ năm trước.
Quá trình sản xuất khoai lang theo quy trình “thâm canh tổng hợp” có một số điểm mới hơn so sản xuất truyền thống như sử dụng màng phủ, nấm Trichoderma, trồng sả… Nhưng theo các nhà khoa học, đây là giải pháp cần thiết, nếu thực hiện tốt sẽ quản lý rất hiệu quả sâu đục củ khoai lang hiện nay.
Vài năm gần đây trên địa bàn huyện Ðức Trọng, tỉnh Lâm Ðồng, nhiều hộ dân đã trồng loại cà tím giống mới của Thái-lan và Nhật Bản thay thế cho giống cà tím ruột trắng của địa phương, mang lại sản lượng và chất lượng cao hơn hẳn.
Nhằm khai thác tối đa tiềm năng lợi thế đất đai thổ nhưỡng, hạn chế rủi ro trong sản xuất, huyện Sông Hinh (Phú Yên) khuyến khích nông dân phát triển những cây trồng mới, có giá trị kinh tế cao, trong đó có cây mắc ca.