Được mùa thủy sản năm 2015

Theo ông Phạm Quang Ân, Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Tuy Phước, năm nay, toàn huyện đưa gần 994 ha mặt nước vào nuôi trồng thủy sản (NTTS), đạt 99,17% so với kế hoạch;
Trong đó diện tích nuôi tôm nước lợ 967 ha, gồm 100 ha đủ điều kiện nuôi thâm canh, bán thâm canh; diện tích còn lại nuôi quảng canh cải tiến, nuôi ghép với các đối tượng thủy sản khác (tôm, cua, cá) theo phương thức “đánh tỉa, thả bù”.
Đến nay đã cơ bản thu hoạch xong, sản lượng đạt 1.482 tấn, tăng 2,7% so với năm trước.
Riêng năng suất tôm nuôi đạt gần 1.037kg/ha, tăng 1,78%, sản lượng tôm 1.003 tấn, tăng 2,35%; các loại thủy sản khác 284 tấn, tăng 2,1%.
Đạt được hiệu quả như vậy còn là nhờ cơ sở hạ tầng NTTS trên địa bàn huyện được nhà nước từng bước đầu tư đồng bộ, nhất là đưa các tuyến kênh cấp nước ngọt vào sử dụng;
Công tác khuyến ngư được tăng cường, ngay từ đầu vụ ngành chức năng tổ chức tập huấn kiểm soát và phòng chống dịch bệnh tôm; xây dựng, chuyển giao nhiều mô hình nuôi tôm thân thiện với môi trường.
Huyện cũng đã phối hợp với Chi cục NTTS và UBND 2 xã Phước Thắng, Phước Sơn thành lập Ban quản lý NTTS vùng nuôi an toàn sinh học và xây dụng quy ước cộng đồng vùng nuôi thôn Đông Điền - Phước Thắng, có 45 hộ tham gia;
Vùng nuôi thôn Vinh Quang 2 - Phước Sơn, có 23 hộ tham gia, đạt kết quả khả quan trong cộng đồng nuôi tôm.
Ông Phạm Quang Ân cho biết thêm, bên cạnh niềm vui được mùa, vẫn còn một số vùng nuôi gặp khó.
Đó là vùng nuôi xã Phước Hòa và Phước Thắng, do tỉ lệ ngọt hóa cao nên tôm nuôi chậm lớn, phát sinh dịch bệnh; việc đầu tư áp dụng các biện pháp kỹ thuật của một số hộ quá hạn chế do thiếu vốn đầu tư, nên năng suất thủy sản nuôi đạt thấp.
Cũng theo ông Ân, ở vụ nuôi tôm 2016, Phòng NN&PTNT huyện sẽ làm việc trực tiếp với Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi 3 và 4 xây dựng quy chế điều tiết nước hợp lý, khi xả nước sông Côn ra đầm Thị Nại, 2 xí nghiệp này có trách nhiệm điện báo cho UBND các xã biết trước để thông báo cho bà con NTTS đóng hết các cổng đập cấp nước nuôi tôm, chờ khi triều cường lên mới lấy nước mặn vào để bảo đảm độ mặn nuôi tôm.
Mặt khác, Phòng NN&PTNT sẽ thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật nhà nước trên lĩnh vực bảo vệ, NTTS; tăng cường chống nạn xung điện, xiếc máy, sử dụng kích điện khai thác, đánh bắt thủy sản; xử lý đăng chắn, lưới lồng để bảo đảm nguồn lợi thủy sản sinh sôi, phát triển bảo đảm cho nghề NTTS phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Đó là mô hình của hộ ông Nguyễn Đình Trung, ở thôn An Chánh, xã Tây Bình, huyện Tây Sơn (Bình Định). Ông Trung bắt đầu nuôi chim bồ câu từ lúc mới 16 tuổi, với số lượng 2 - 3 cặp, chủ yếu phục vụ nhu cầu gia đình. Đến nay, ông theo nghề nuôi chim bồ câu đã hơn 45 năm.

Theo một số hộ nuôi vịt trên địa bàn huyện Thống Nhất (Đồng Nai), hiện nay giá vịt đang được các thương lái thu mua ở mức từ 36 – 37 nghìn đồng/kg, giảm từ 23 – 24 nghìn đồng/kg so với cách đây một tháng. Với giá vịt như hiện nay, người chăn nuôi chỉ huề vốn chứ không có lời.

Bên cạnh các loại cây hoa màu chủ lực khác, những năm gần đây cây cà tím Nhật Bản được nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk lựa chọn bởi chi phí đầu tư thấp nhưng hiệu quả kinh tế khá cao, góp phần tăng thêm nguồn thu nhập đáng kể…

Trong thời gian gần đây, bệnh trên cây mì liên tục xảy ra, nên hầu hết người trồng khoai mì trên địa bàn xã chọn phương án trồng cây tràm ghép cao sản để cải tạo đất, tăng năng suất và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, thương lái mua tại đám từ 60 triệu đến 65 triệu đồng/ha. Trong khi đó, nếu chỉ trồng khoai mì, 1ha đất chỉ đạt hơn 20 triệu đồng.

Gia đình bà Nguyễn Thị Trang, thôn Vạn Ty, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình (Bắc Ninh) trồng 30 nghìn gốc măng tây từ tháng 10 - 2013 với diện tích hai ha, với vốn đầu tư khoảng 300 triệu đồng/ha, đến nay đang có nguồn thu ổn định 2,5 triệu đồng/ngày.