Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cánh đồng lớn nền tảng tái cơ cấu nông nghiệp

Cánh đồng lớn nền tảng tái cơ cấu nông nghiệp
Publish date: Friday. October 2nd, 2015

Mô hình cánh đồng lớn ở xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.

Một số ưu điểm nổi bật từ cánh đồng lớn đã được nghiên cứu, đánh giá. Qua đó, cánh đồng lớn tổ chức sản xuất kinh doanh khép kín theo chuỗi giá trị hạt gạo, quản lý từ khâu gieo trồng cho đến khâu tiêu thụ tại nhà máy.

Chủ động kiểm soát và nắm được chi phí phát sinh từng khâu của chuỗi, hạn chế đến mức thấp nhất các khâu trung gian.

Giải quyết bài toán lợi nhuận, nông dân và doanh nghiệp đều được lợi. Không gian và điều kiện sản xuất thuận lợi cho việc áp dụng các mô hình sản xuất tiên tiến, cơ giới hóa, giải quyết được vấn đề sau thu hoạch, giúp thực hành nông nghiệp tốt, các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

Tuy nhiên, thực tiễn vừa qua ở ĐBSCL cho thấy sản xuất lúa gạo trong cánh đồng lớn vẫn tồn tại nhiều bất ổn, cần được tiếp tục tháo gỡ để hoàn thiện.

Ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế (Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ), nhận định: “Những thách thức và vướng mắc của mô hình này vượt ngoài tầm nỗ lực của một doanh nghiệp như AGPPS hay các doanh nghiệp làm nông nghiệp.

Những thách thức lớn hơn từ đồng ruộng mà cánh đồng lớn đang đối mặt là mâu thuẫn giữa mục tiêu xây dựng đội ngũ nông dân hiện đại, chuyên nghiệp với thực trạng thu nhập thấp của lao động nông nghiệp hiện nay.

Nó đang đòi hỏi sự chuyển đổi căn bản, toàn diện và cần những cải cách mạnh mẽ hơn nữa từ cơ chế, chính sách đồng bộ gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh và thu nhập cho nông dân và xây dựng nông thôn mới”.

Những bất ổn nội tại của cánh đồng lớn là liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp vẫn lỏng lẻo.

Chuyện “bẻ kèo” khi thị trường có biến động đã diễn ra ở cả 2 phía doanh nghiệp lẫn nông dân mà bên thiệt hại không thể làm gì được, bởi hiện không có quy định pháp luật cụ thể để xử lý. 

Doanh nghiệp đầu tư, ứng giống cho nông dân khi bị “xé hợp đồng” không biết kêu ai.

Chỉ có doanh nghiệp có tiềm lực mạnh mới đủ sức làm “hạt nhân” xây dựng cánh đồng lớn. Thực tế triển khai vừa qua cho thấy, AGPPS  và một vài doanh nghiệp nông nghiệp là một thí dụ cụ thể.

AGPPS đã phát hành hơn 1,8 triệu cổ phiếu trị giá hơn 56 tỉ đồng cho 1.724 nông dân miền Tây để gắn bó lợi ích sống còn với công ty.

Tham gia cánh đồng lớn, nông dân thành cổ đông công ty, góp phần xây dựng đội ngũ doanh nhân nông nghiệp tương lai là một hướng đi cần được hỗ trợ nhiều hơn bằng cơ chế, chính sách để không “bị nghẽn” bởi các quy định pháp lý về thẩm quyền quyết định của loại hình công ty cổ phần trong tay các cổ đông chi phối, nhất là trong điều kiện các công ty cổ phần nông nghiệp lên sàn giao dịch chứng khoán.

Thực tiễn cho thấy, có những vấn đề vượt ra ngoài tầm của doanh nghiệp.

Nó đòi hỏi sự chuyển đổi căn bản, toàn diện và cần những cải cách mạnh mẽ hơn nữa từ cơ chế, chính sách đồng bộ gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, cải cách doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh và thu nhập cho nông dân và xây dựng nông thôn mới.

Đã có hiện tượng làm theo phong trào trong mô hình “cánh đồng lớn”, nhiều nơi xây dựng cánh đồng lớn nhưng đầu ra thì chưa có địa chỉ cụ thể. Thất bại của các tập đoàn, hợp tác xã hay kinh tế trang trại một thời vẫn còn là một bài học đáng suy ngẫm cho cánh đồng lớn.

Mô hình cánh đồng lớn chỉ là phương thức sản xuất theo chuỗi giá trị. Mô hình chỉ có sức sống nếu nó giải quyết được lợi ích cho các bên tham gia: nông dân, doanh nghiệp và người tiêu dùng (thị trường).


Related news

Trồng Mận Kinh Tế Cao Trồng Mận Kinh Tế Cao

Mận (roi) là giống cây ăn trái được trồng nhiều nơi trên thế giới. Ở nước ta, mận được trồng phổ biến ở miền Tây và Đông Nam Bộ, thích hợp ở nhiệt độ từ 28 - 30oC.

Saturday. October 6th, 2012
Mô Hình Công Thức Phân Bón Cho Cây Lúa Hiệu Quả Ở Cà Mau Mô Hình Công Thức Phân Bón Cho Cây Lúa Hiệu Quả Ở Cà Mau

Nhiều năm qua, nông dân trồng lúa ở Cà Mau sử dụng phân bón không theo một công thức nào mà chỉ bón theo cảm tính nên chi phí dành cho các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chiếm khá lớn. Việc áp dụng công thức phân bón cho cây lúa tại ấp 6, xã Khánh Hòa đã mang lại triển vọng giảm chi phí sản xuất của một vụ lúa…

Sunday. October 7th, 2012
Tín Hiệu Vui Từ Mô Hình Trồng Hoa Lan Thương Phẩm Tín Hiệu Vui Từ Mô Hình Trồng Hoa Lan Thương Phẩm

Cuối tháng 10-2012, thực hiện chuyển giao mô hình sản xuất cấp huyện, Hội Nông dân huyện Ninh Sơn ký kết hợp đồng kinh tế với ông Cao Ngọc Sinh Yên (Phan Rang – Tháp Chàm) triển khai thí điểm mô hình trồng hoa lan (loại Dendro) tại khu phố 6, thị trấn Tân Sơn. Sau gần 7 tháng thực hiện, mô hình đã mang lại nhiều tín hiệu vui cho người trồng.

Tuesday. July 30th, 2013
Hội Thảo Đầu Bờ Giới Thiệu Giống Ngô Lai F1 NK 54 Hội Thảo Đầu Bờ Giới Thiệu Giống Ngô Lai F1 NK 54

Ngày 21/6, UBND huyện Bảo Lâm phối hợp với Công ty TNHH Sygenta Việt Nam tổ chức hội thảo đầu bờ giới thiệu mô hình trình diễn giống ngô lai F1 NK 54.

Friday. June 21st, 2013
Cơ Hội Mới Cho Sản Xuất Tôm Giống Cơ Hội Mới Cho Sản Xuất Tôm Giống

Sản xuất tôm giống, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng giống đang phát triển mạnh tại tỉnh ta. Thạc sĩ Phan Đình Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) tỉnh khẳng định: Là nơi tạo ra con giống chất lượng cao, Ninh Thuận vẫn đứng vị trí số 1 trong nước về sản xuất tôm giống. Điều đó có thể thấy rõ khi các chủ trang trại nuôi tôm phía Nam đang có xu hướng đến Ninh Thuận tìm mua hoặc đầu tư nuôi giống.

Tuesday. July 30th, 2013