Công bố đường dây nóng tố giác sử dụng chất cấm trong chăn nuôi

Bộ Nông nghiệp và PTNT vừa công bố đường dây nóng nhằm kịp thời tiếp nhận thông tin tố giác, phản hồi của nhân dân về các hành vi vi phạm trong quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
Theo đó, khi phát hiện các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm, các tổ chức, cá nhân có thể liên hệ qua đường dây nóng theo số điện thoại: 08042526 hoặc 0917.808.113, hoặc gửi qua thư điện tử theo địa chỉ: thongtinvipham@mard.gov.vn, hoặc liên hệ trực tiếp với Thanh tra Bộ Nông nghiệp và PTNT (địa chỉ: Tầng 3, nhà B6, số 2 phố Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội).
Đường dây nóng hoạt động thông suốt, liên tục 24/24 giờ trong ngày.
Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin tố giác về dấu hiệu, hành vi vi phạm sẽ được giữ bí mật danh tính theo quy định của pháp luật.
Thông tin của tổ chức, cá nhân cung cấp là chính xác, có giá trị phục vụ cho công tác thanh tra, xử lý vi phạm sẽ được chi thưởng theo quy định.
Có thể bạn quan tâm

Tuần qua, bất ngờ giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL đã quay đầu tăng trở lại với mức cao nhất đạt 1.000 đồng/kg, theo Hiệp hội thủy sản tỉnh An Giang.

Hàng nghìn hộ nông dân trồng nhãn ở khu vực ĐBSCL như Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long… đang điêu đứng vì bệnh chổi rồng liên tục tấn công vườn nhãn ngay ở giai đoạn ra hoa, đậu trái. Tại nhiều địa phương, tỷ lệ cây nhãn nhiễm bệnh chổi rồng lên đến 80,90% báo hiệu một mùa vụ thất thu nghiêm trọng

Lúa ĐX ở ĐBSCL đang vào mùa thu hoạch. Dù trên nhiều cánh đồng lớn chưa gặt rộ, mới vào khúc dạo đầu nhưng ẩn số lúa IR50404 đã dần lộ diện. Có nơi gần cả huyện trồng độc nhất giống lúa này, nay bán ra gặp lúc lúa rớt giá than vãn hết lời.

Kỳ đà là loài bò sát dễ nuôi, không tốn nhiều chi phí, đồng thời mang lại hai lợi ích to lớn, đó là: phát triển kinh tế gia đình và bảo tồn được loài động vật hoang dã

Khác với đồng bào các dân tộc thiểu số ở một số tỉnh miền núi như Hà Giang, Cao Bằng, cây ngô là nguồn lương thực chính đã gắn bó từ ngàn đời nay với người dân; ở tỉnh Yên Bái, nguồn lương thực chính là lúa gạo, nên việc trồng ngô không được chú trọng. Do vậy việc chuyển đổi cơ cấu giống từ lúa nương sang trồng ngô là việc không dễ dàng.