Cánh đồng lớn lợi đáng kể
Bà Trương Thị Hồng, Tổ trưởng Tổ liên kết SX ấp 2, xã Phước Lập (Tân Phước) cho biết: "Vụ ĐX vừa qua tổ đã được Cty Lương thực Tiền Giang (Tigifood) ký hợp đồng thu mua 294 tấn lúa hàng hóa (giống IR50404).
Đến cuối vụ DN "vét" 323 tấn, cao hơn giá thị trường nên bà con rất khoái. Phương thức liên kết "4 nhà" của Cty đã tạo được niềm tin và mang lại hiệu quả thiết thực cho nhà nông. Trong thời gian tới ngành nông nghiệp cần mở rộng diện tích CĐL trên địa bàn vì bà con đang có nhu cầu tham gia".
Ông Nguyễn Văn Việt, Tổ trưởng Tổ liên kết SX ấp 4, xã Mỹ Thành Bắc (Cai Lậy) cho biết: "Vụ ĐX vừa qua tổ có 93 nông dân tham gia SX 99 ha lúa trong CĐL. Cty CP BVTV An Giang cung cấp vật tư nông nghiệp, Tigifood thu mua lúa. Cán bộ kỹ thuật của 2 DN gắn bó với nông dân trong thời gian SX. Kết quả đã tiết kiệm trên 1 triệu đồng/ha. Tổng sản lượng Cty thu mua trên 879 tấn lúa OM 4900 với giá 4.700 đồng/kg. Kế hoạch vụ HT chính vụ, tổ sẽ mở rộng diện tích lên 220 ha, vụ ĐX 2015 - 2016 là 300 ha".
Ông Ngô Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Thạnh Nhựt (Gò Công Tây) nói: "SX lúa theo mô hình CĐL nông dân được ứng trước giống và các loại vật tư không tính lãi, được hỗ trợ kỹ thuật canh tác và bao tiêu sản phẩm nên không bị thương lái ép giá. Vụ vừa qua xã đã vận động bà con liên kết với Tigifood SX 54 ha lúa VD 20. Cty thu mua được 258 tấn lúa khô với giá 5.700 đồng/kg, cao hơn giá thị trường từ 100 - 200 đồng/kg, đạt 90% so với hợp đồng đã ký".
Cũng trong vụ ĐX 2014 - 2015, Tigifood đã triển khai phương thức liên kết với 21 HTX, tổ hợp tác làm CĐL. Theo đó có 2.150 hộ nông dân tham gia trồng 1.946 ha lúa. Đây là lần đầu tiên Tigifood áp dụng 3 phương thức liên kết để nông dân chọn lựa.
"CĐL là một trong những giải pháp tái cấu trúc ngành nông nghiệp mà Tiền Giang đang triển khai thực hiện, góp phần thay đổi tư duy SX của nông dân, bổ sung cơ cấu giống chất lượng cao có thương hiệu", ông Cao Văn Hóa. |
Thứ nhất: Tigifood đầu tư bao tiêu trọn gói từ giống, phân bón, đến kỹ thuật canh tác và bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Thứ hai: Đầu tư giống, thuốc trừ sâu và bao tiêu sản phẩm. Thứ ba: Cung ứng giống, bao tiêu sản phẩm không đầu tư vật tư nông nghiệp.
Tổng kinh phí được DN đầu tư ứng trước trong vụ này hơn 4,89 tỷ đồng không tính lãi trong 4 tháng. Kết thúc vụ, các hộ tham gia SX CĐL có lợi nhuận đáng kể. Tổng sản lượng lúa Cty đã mua theo hợp đồng là 19.556 tấn lúa khô, trên tổng số 1.393 ha, chiếm 72% diện tích mà đơn vị đã ký hợp đồng. Trong đó, phương thức bao tiêu trọn gói rất thành công, sản lượng lúa hàng hóa Cty thu mua đạt 96%.
Điểm mới trong việc thu mua của Cty là áp dụng chính sách linh hoạt bằng cách vừa mua lúa tươi, vừa mua lúa khô. Nông dân bán lúa kho được Cty mua cao hơn giá bán tại ruộng từ 1.000 - 1.200 đồng/kg. Việc Cty đưa ra giải pháp thu mua linh hoạt này là muốn khuyến khích nông dân phơi lúa khô sẽ có lợi hơn. Kết quả vụ ĐX vừa qua Cty đã mua được 643 tấn lúa khô các loại.
Ông Cao Văn Hóa, PGĐ Sở NN-PTNT Tiền Giang cho biết: Việc SX lúa CĐL theo hướng liên kết 4 nhà đang được áp dụng linh hoạt tại nhiều địa phương. Tigifood có vai trò rất quan trong trong quá trình tổ chức thực hiện. Cách làm này từng bước hình thành được chuỗi giá trị SX hạt lúa từ đầu vào đến đầu ra, giảm được giá thành SX.
Có thể bạn quan tâm

Với lợi thế thời gian nuôi ngắn và sản lượng cao, cùng với giá cả liên tục tăng cao, tôm chân trắng đã được nông dân chọn làm đối tượng nuôi công nghiệp. Trong khi đó, tỉnh Cà Mau chưa sản xuất được con giống thẻ chân trắng. Ngành chức năng chưa ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật để áp dụng kiểm tra chất lượng giống tôm chân trắng. Vì thế, người nuôi tôm có nguy cơ thiếu nguồn tôm giống chất lượng.

Tại các bến bãi của xã, một không khí nhộn nhịp và đông đúc chưa từng thấy. Những con đường dẫn vào bãi sò tắc nghẽn liên tục vì lượng sò ngư dân vận chuyển quá lớn. Trên bãi sò, hàng trăm lao động tất bật chen nhau vận chuyển, phân loại, cạy tách vỏ sò. Các bãi sò ở Chí Công liên tiếp, nối liền nhau như một đại công trường khai thác hải sản.

Vụ chiêm xuân 2013 – 2014, toàn tỉnh gieo cấy 8.273ha, đạt 98,25% kế hoạch. Để đảm bảo nước tưới cho lúa chiêm xuân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các địa phương trong tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp cung cấp nguồn nước, kịp thời cho cây lúa.

Không chỉ có vậy, trong vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp tại miền Trung nói chung và Việt Nam nói riêng còn phải đối mặt với sự cạnh tranh không lành mạnh từ các thương lái nước ngoài, khi họ trực tiếp đến các cảng cá thu mua nguyên liệu mà hoàn toàn không chịu thuế.

Ngoài hàng loạt khó khăn như chi phí tăng cao, ngư trường không ổn định đã ảnh hưởng đến nghề khai thác, những chủ tàu đánh bắt cá ngừ đại dương ở Khánh Hòa luôn canh cánh với nỗi lo bị ép giá. “Được mùa” nhưng lại mất giá và hiện nay là tình trạng ép giá; ngư dân đánh bắt cá ngừ đang còn gặp rất nhiều khó khăn đầu ra cho sản phẩm.