Tăng Trưởng Xuất Khẩu Tôm Chế Biến Vào Australia
Tuy luôn đứng ở hàng đầu trong các thị trường nhập khẩu (NK) tôm, nhưng thị trường Australia vẫn còn nhiều thách thức với các doanh nghiệp xuất khẩu (XK) Việt Nam.
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết: Trong nhiều năm qua, Australia luôn nằm trong nhóm 10 thị trường NK tôm hàng đầu của Việt Nam. XK tôm sang thị trường này duy trì sức tăng trưởng khả quan.
Năm 2013, XK tôm Việt Nam sang Australia đạt trên 128 triệu USD, tăng 27,5% so với năm 2012 và đây là thị trường tiêu thụ tôm lớn thứ 6 của Việt Nam sau Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc và Hàn Quốc.
Theo thống kê của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), năm 2009, Australia nhập khẩu tôm đông lạnh từ 24 nước trên thế giới, thì đến năm 2013, số lượng các nước cung cấp giảm xuống còn 11. Đáng kể là, năm 2013, Việt Nam đứng thứ hai về cung cấp tôm đông lạnh cho Australia sau Trung Quốc.
Trong 5 năm qua, Việt Nam cũng luôn là nước cung cấp tôm chế biến lớn nhất cho Australia mặc dù tốc độ tăng trưởng không ổn định như XK tôm nguyên liệu đông lạnh. Hiện nay, số lượng các nước cung cấp tôm chế biến cho Australia giảm mạnh, từ 19 nhà cung cấp xuống 10 nước cung cấp sẽ tạo thêm “động lực” cho Việt Nam tiếp tục duy trì và mở rộng thị phần trên thị trường này.
Mặc dù XK tôm sang Australia có nhiều tiềm năng, nhưng VASEP cũng cảnh báo, khi XK, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với thách thức lớn là sự cạnh tranh về giá. Cụ thể, sự khác biệt về giá giữa các nước cung cấp tôm cho Australia không lớn. Chính điều này lại tạo ra sức ép lớn cho các nhà XK tôm Việt Nam trong bối cảnh chi phí sản xuất tại Việt Nam liên tục tăng.
VASEP khuyến cáo doanh nghiệp Việt Nam cần đảm bảo hơn nữa an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như cải thiện chất lượng và mẫu mã sản phẩm để giúp thủy sản Việt Nam nói chung và các sản phẩm tôm nói riêng tiến xa hơn trên thị trường Australia.
Có thể bạn quan tâm
Khi đặt chân đến bãi cát biển hoang hoá của xã Thạch, Thạch Hà - Hà Tĩnh, chúng tôi ngỡ ngàng có hơn 30 ha cây trồng xanh ngút ngàn giữa mênh mông cát trắng.
1 năm trở lại đây, xuất hiện nhiều nhóm người ở các tỉnh phía Bắc vào miền Trung tìm mua cây huỳnh đàn có từ 5 đến 7 năm trở lên với giá hàng chục triệu đồng/cây. Có điều lạ là họ chọn mua cây rất gắt gao, thậm chí cả một huyện chỉ mua một vài cây. Trước khi quyết định mua, họ khoan vào thân cây kiểm tra đường kính, chất lượng lõi. Thực trạng trên khiến nhiều người nghi ngờ, liệu đây có phải chiêu “nhử mồi”, sau đó bán cây giống với giá cao.
Với sản lượng đưa ra thị trường khoảng 35.000 tấn bưởi/năm, sau khi trừ các khoản chi phí công chăm sóc, phân bón, thuốc trừ sâu… nông dân có thu nhập bình quân khoảng 150 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt, nhiều hộ canh tác hiệu quả có thu nhập từ 250- 300 triệu đồng/ha/năm.
Huyện cũng đề nghị hỗ trợ thả 50 vạn giống cá các loại xuống lòng hồ thủy điện để tái tạo nguồn lợi thủy sản sau này giúp người dân vùng tái định cư thủy điện ở Đăk Nên phát triển “nghề” đánh bắt, nuôi thủy sản, nâng cao thu nhập cho người dân. Ngoài ra, huyện cũng đã quy hoạch bến neo đậu tàu, thuyền và sau này sẽ trở thành bến cá.
Từ năm 2013 đến nay, Sở NN&PTNT đã nhiều lần gởi công văn đề nghị Bộ NN&PTNT cho ý kiến về vấn đề này, nhưng tỉnh vẫn chưa nhận được câu trả lời.