Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Rô Phi Đầu Vuông Đơn Giản Mà Hiệu Quả

Nuôi Cá Rô Phi Đầu Vuông Đơn Giản Mà Hiệu Quả
Ngày đăng: 28/04/2014

Tánh Linh là một huyện miền núi của tỉnh Bình Thuận, sản xuất nông nghiệp của huyện ngoài các cây chủ lực như cao su, bắp, lúa nước, khoai mì,… ngành nuôi trồng thủy sản tại Tánh Linh cũng đang được đầu tư phát triển.

Đây là huyện có nhiều đặc điểm về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều giống loài thủy sản nước ngọt. Nguồn nước ngọt khá dồi dào với lượng mưa trung bình hàng năm 1.800-2.000mm, ngoài ra còn có sông La Ngà chảy qua với lưu lượng bình quân hơn 600 ngàn m3/ngày.

Xã Bắc Ruộng thuộc huyện Tánh Linh có diện tích hơn 90 km², có khí hậu đặc trưng của huyện, là một trong những xã đang được quan tâm xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đầu tư phát triển các sản phẩm nông nghiệp truyền thống, việc xây dựng và phát triển mô hình nuôi một loài cá nước ngọt có khả năng thích nghi cao nhằm đa dạng hóa các ngành sản xuất nông nghiệp, tận dụng diện tích mặt nước các ao hồ có sẵn là một hướng đi mới có nhiều tiềm năng góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp tại địa phương.

Cá rô phi đầu vuông được biết đến trong vài năm gần đây, là loại cá có giá trị kinh tế, tăng trưởng nhanh, chất lượng thịt thơm ngon, được dùng làm thực phẩm hàng ngày trong gia đình hoặc món ăn trong một số nhà hàng, thị trường tiêu thụ khá ổn định. Loài cá này có đặc tính nổi trội là ăn tạp, có khả năng thâm canh cao, dễ áp dụng cho các hình thức nuôi khác nhau như ao, hồ, hay ngay cả trên bạt trải.

Đặc biệt, cá rô đầu vuông có kích thước lớn gấp 3-4 lần so với cá rô đồng bình thường và thời gian nuôi càng kéo dài, cá càng lớn chứ không giảm cân như cá rô đồng bình thường. Hiện nay, nhiều địa phương trên cả nước như Hậu Giang, Bến Tre, Phú Yên… đã tìm được hướng đi bền vững nhờ việc ứng dụng mô hình nuôi thương phẩm cá rô đầu vuông.

Chính vì thực tế đó, cuối năm 2013, phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Tánh Linh phối hợp với Trung tâm Thông tin & Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ Bình Thuận triển khai xây dựng mô hình nuôi cá rô phi đầu vuông tại hộ ông Các Kim Thành thuộc thôn 4, xã Bắc Ruộng, huyện Tánh Linh, với diện tích ao nuôi là 1000 m2.

Từ 20.000 con giống ban đầu, sau gần 6 tháng triển khai mô hình, đến nay cá đã đạt trọng lượng khoảng 300 gr/con, tỉ lệ hao hụt rất thấp, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân, khi ông Thành tận dụng thời gian nhàn rỗi để nuôi cá, mỗi tháng cho thu nhập thêm vài triệu đồng.

Ông Cáp Kim Thành – chủ hộ nuôi cá rô phi đầu vuông (thôn 4, xã Bắc Ruộng) cho biết: “Những con cá bắt lên, nếu chưa tiêu thụ được có thể thả xuống ao tiếp tục nuôi. Điều này chứng tỏ, đây là loài cá dễ nuôi, khả năng thích nghi cao. Kỹ thuật nuôi cũng tương đối đơn giản, nguồn thức ăn cho cá khá đa dạng và phong phú, có thể sử dụng cám viên hoặc thức ăn trong tự nhiên”.

Theo ông Trần Văn Lâm, trưởng trạm thú y huyện Tánh Linh: “Loài cá rô đầu vuông này là loài cá ăn tạp, ít bệnh, mau lớn, thời gian sinh trưởng tương đối ngắn nên tỉ lệ hao hụt sẽ không cao, bà con nông dân sẽ nhanh được thu hoạch”.

Sau khi triển khai mô hình có thể thấy, loài cá rô này phù hợp với khí hậu của địa phương nên sinh trưởng tốt, tuy nhiên, cũng cần có những chú ý để mô hình nuôi cá đạt hiệu quả kinh tế cao. Theo kỹ sư Ngô Thị Tuyết Sang - Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ KHCN Bình Thuận, người phụ trách thực hiện mô hình này, thì ao nuôi cần được chuẩn bị tốt để có thể tạo ra nhiều thức ăn tự nhiên cho cá trong suốt vụ nuôi. Bên cạnh đó, cũng cần thường xuyên kiểm tra nguồn nước và thay nước kịp thời, nếu để ô nhiễm do thức ăn, cá sẽ chậm phát triển.

Nhu cầu trên thị trường của loài cá này khá ổn định, tuy nhiên, để cá rô đầu vuông trở thành sản phẩm vùng, tạo được thương hiệu, có khả năng tiêu thụ trên thị trường với quy mô, đơn hàng lớn thì cần phải có sự phối hợp, quan tâm, hỗ trợ của địa phương trong việc tạo đầu ra ổn định để bà con tại địa phương đang có ý định nhân rộng mô hình có thể yên tâm, tận dụng thời gian nhàn rỗi và diện tích ao nuôi có sẵn.

Ông Huỳnh Quốc Tiến (phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện Tánh Linh) đánh giá: “Hiệu quả của mô hình nuôi cá rô phi đầu vuông trước hết là giúp phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập tại hộ nuôi. Đồng thời, với loài cá này, địa phương có thêm mô hình nuôi trồng thủy sản mới, đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản nước ngọt, sử dụng có hiệu quả ao hồ nước ngọt sẵn có tại địa phương và lao động nông nhàn ở nông thôn, góp phần tăng thu nhập, cải thiện nâng cao đời sống của bà con nông dân”.

Đây sẽ là mô hình tham khảo để bà con nông dân có thể tham quan, học hỏi kinh nghiệm, từ đó phát triển và nhân rộng, góp phần tạo điều kiện thực hiện quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp xã Bắc Ruộng, huyện Tánh Linh, và thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong thời gian tới.


Có thể bạn quan tâm

Vùng Quê Của Lá Dong Vùng Quê Của Lá Dong

Xóm Thái Bình của thôn Hữu Ái, xã Giang Sơn (Gia Bình - Bắc Ninh) có 287 hộ gia đình sinh sống thì 100% số hộ đều có diện tích trồng lá dong. Hàng năm ngoài trồng lúa, việc trồng và bán lá Dong cũng giúp cho các hộ dân trong xóm có một nguồn thu nhập đáng kể.

15/01/2015
Đà Lạt Trồng Khoai Tây Lãi 100 Triệu Đồng/ha Đà Lạt Trồng Khoai Tây Lãi 100 Triệu Đồng/ha

Ngày 7/1, nhiều nhà vườn tại Đà Lạt cho biết, thương lái đang thu mua khoai tây ở vườn với giá là 11.000đ/kg, ở giá này người trồng thu về khoảng 100 triệu đồng/ha tiền lãi sau hơn 3 tháng gieo trồng.

15/01/2015
Hiệu Quả Từ Cây Bí Đỏ Đồng Tiền Hiệu Quả Từ Cây Bí Đỏ Đồng Tiền

Xác định vụ đông là vụ sản xuất chính trong năm, với mục tiêu nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, một vài năm trở lại đây, thành phố Yên Bái đã đưa nhiều giống cây trồng mới vào sản xuất, trong đó có cây bí hạt đậu lai F1-868 hay còn gọi là bí đỏ đồng tiền vàng.

15/01/2015
Hợp Tác Xã Rau An Toàn Long Mỹ Đạt Chuẩn VietGap Hợp Tác Xã Rau An Toàn Long Mỹ Đạt Chuẩn VietGap

Tham gia mô hình này, nông dân được tập huấn kỹ thuật VietGap trên rau và được hướng dẫn cụ thể cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, an toàn và hiệu quả theo nguyên tắc 4 đúng, không phun ngừa tràn lan, đảm bảo thời gian cách ly, nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, giảm chi phí đầu tư.

15/01/2015
Vinafood 2 Sẽ Mua Toàn Bộ Lúa Mùa Nổi Cho Nông Dân Vinafood 2 Sẽ Mua Toàn Bộ Lúa Mùa Nổi Cho Nông Dân

Theo ông Năng, lúa mùa nổi là dạng sản phẩm hiếm nhưng đã được khôi phục tại xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, An Giang và một số nơi khác của An Giang là điều rất đáng mừng. “Càng đáng mừng hơn nữa là lãnh đạo An Giang đã thấy được tầm quan trọng của lúa mùa nổi và các nhà khoa học đã quyết tâm khôi phục lại. Chúng tôi cam kết sẽ tiêu thụ toàn bộ sản phẩm do nông dân sản xuất ra”, ông khẳng định.

15/01/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.