Cảnh Báo Cho Trà Việt Nam

Chất lượng trà Việt Nam vẫn thấp, nhiều nhà máy có hiệu quả sản xuất hạn chế dựa trên tiêu chuẩn do Nhà nước ban hành, đặc biệt những nhà máy xếp loại C vẫn được phép sản xuất trà khiến cho việc quản lý chất lượng không rõ ràng.
Tại hội nghị phát triển chè (trà) bền vững được tổ chức tuần trước, ông Flavio Corsin, đại diện của Sáng kiến thương mại bền vững (IDH) cho rằng, chất lượng trà Việt Nam vẫn thấp, nhiều nhà máy có hiệu quả sản xuất hạn chế dựa trên tiêu chuẩn do Nhà nước ban hành, đặc biệt những nhà máy xếp loại C vẫn được phép sản xuất trà khiến cho việc quản lý chất lượng không rõ ràng.
“Hộ trồng chè tư nhân chưa có nhận thức về sự cần thiết trong việc sử dụng hoá chất nông nghiệp có trách nhiệm”, ông Flavio Corsin nói. Bởi vậy, cần có những chương trình hỗ trợ, giúp người dân hình thành các nhóm để các hộ gia đình dễ dàng tuân thủ các tiêu chuẩn để được chứng nhận và truy xuất nguồn gốc.
Theo ông Flavio Corsin, những nhà máy xếp loại C nên bị cảnh báo và cần được tập huấn để nâng cấp lên loại A, B. Nếu các nhà máy này không đạt được loại A, B trong vòng sáu tháng kể từ khi nhận được cảnh báo thì nên bị đóng cửa. Nhà máy chất lượng thấp, dưới tiêu chuẩn không nên được cấp phép sản xuất trà tại Việt Nam.
Đây chính là nguyên nhân chính khiến cho trà Việt Nam có chất lượng và giá trị thấp. Do vậy, thành lập nên các chuỗi cung ứng trà, đào tạo về trồng trà, chế biến bền vững theo các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn thực phẩm là cách bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang thực hiện.
Ông Phạm Đồng Quảng, cục trưởng cục Trồng trọt (bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) thừa nhận, ngành trà còn tồn tại nhiều hạn chế về quy mô, nguồn giống, sản lượng cũng như chất lượng dẫn đến giá trị xuất khẩu thấp.
Cụ thể, bình quân mỗi hộ trồng khoảng 0,2ha nên khó tiếp cận với các tiến bộ kỹ thuật mới và khó chứng chận trà an toàn. Nhiều cơ sở chế biến được cấp phép xây dựng nhưng không có vùng nguyên liệu, trình độ công nghệ chế biến thấp. “Hiện giá trà xuất khẩu của Việt Nam đang thấp nhất trong mười nước xuất khẩu trà của thế giới”, ông Quảng cho biết.
Thành lập một ban điều phối ngành trà, giống như mô hình ban điều phối ngành càphê đã được thành lập là kiến nghị của tập đoàn Unilever đưa ra. Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chấp thuận đề nghị này và dự kiến trong tháng 5 ban điều phối ngành trà sẽ được thành lập. Ban này sẽ thống nhất định hướng phát triển ngành trà, tập trung hướng dẫn các khâu kỹ thuật cho các hộ nông dân, hỗ trợ thiết thực nhằm phát triển ngành trà bền vững đáp ứng được các tiêu chuẩn của thị trường quốc tế.
Với ban điều phối ngành, các chuỗi liên kết được thành lập để kiểm soát chất lượng trà từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ. “Các cơ sở chế biến không đạt chất lượng sẽ có cơ chế xử phạt”, bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định.
Có thể bạn quan tâm

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên trong những năm tới Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ chuyển thêm 90.000 héc ta đất nông nghiệp bị ngập mặn sang nuôi trồng thủy sản.

Ngoài nhập nguyên con, còn có nguồn thịt tươi về bằng máy bay, đông lạnh khiến giá bán lẻ thịt bò Úc chênh lệch rất lớn tại các điểm bán, làm người tiêu dùng hoa mắt.

Thịt bò, heo, thịt gà sản xuất trong nước đều có giá thành cao hơn các nước trong khu vực và trên thế giới. Thịt nội sẽ nhường sân cho thịt ngoại khi thuế suất nhập khẩu bằng 0.

Vụ Hè Thu (HT) năm nay, ngành Nông nghiệp tỉnh và chính quyền các địa phương tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mùa vụ, hướng dẫn nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho nông dân.

Thời gian qua, ngành Nông nghiệp các địa phương đã đẩy mạnh việc giúp dân phòng, chống sâu bệnh trên các loại cây trồng nhằm đảm bảo vụ đông xuân đạt năng suất cao.