Quảng Nam Chú Trọng Phát Triển Sâm Ngọc Linh

UBND tỉnh Quảng Nam sẽ hỗ trợ các hộ dân, trung tâm trồng sâm Ngọc Linh tiền mua cây giống, lãi suất tín dụng giai đoạn 2014-2020.
Theo đó, tỉnh sẽ hỗ trợ các hộ gia đình 80% giá mua cây giống (không quá 500 cây/hộ/năm).
Mức hỗ trợ Trại sâm Tắc Ngo thuộc UBND huyện Nam Trà My bằng mức hỗ trợ cho nhân dân, số lượng cây giống hỗ trợ tùy tình hình thực tế từng năm và được UBND tỉnh phê duyệt.
Ngân sách tỉnh hỗ trợ phần chênh lệch giữa mức lãi suất cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo với mức lãi suất của các ngân hàng thương mại; mức vay tối đa không quá 30 triệu đồng/hộ, dùng để mua sắm trang thiết bị quản lý và bảo vệ vườn sâm, thời gian vay không quá 7 năm.
Bên cạnh đó, các hộ gia đình được hưởng kinh phí quản lý, bảo vệ rừng; hướng dẫn kỹ thuật và tạo điều kiện thuận lợi để tự tổ chức sản xuất cây giống phục vụ cho đầu tư phát triển vùng sâm nguyên liệu trên đất được giao khoán…
Theo kết quả điều tra nghiên cứu và khảo sát, sâm Ngọc Linh phân bố ở 108 vùng sâm tự nhiên trên địa bàn 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam.
Trong đó, tỉnh Kon Tum có 92 vùng sâm mọc tập trung ở 13 xã thuộc huyện Đắk Glei và Tu Mơ Rong. Còn ở địa phận Quảng Nam sâm mọc ở 3 xã Trà Linh, Trà Nam và Trà Cang thuộc huyện Nam Trà My.
Có thể bạn quan tâm

Đầu vụ hè thu 2014 này, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư Quảng Nam phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Thăng Bình triển khai tập huấn hướng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ một số hộ dân ở thôn Vân Tiên thuộc xã Bình Đào trồng khảo nghiệm giống đậu phụng mới L23 trên 80 sào đất lúa không chủ động nước tưới.

Nông dân xã Vĩnh Hòa (TX. Tân Châu - An Giang) đang vào mùa thu hoạch xoài thơm. Anh Võ Nguyên Phong, Trưởng ban Nhân dân ấp Vĩnh An cho biết, thời điểm từ tháng 3 đến tháng 4 âm lịch mới vào mùa thu hoạch rộ, nhưng nhiều thương lái đã đến đặt cọc mua với giá từ 25.000-30.000 đồng/kg.

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Hà Tĩnh, chiều nay (22/7), Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát có buổi làm việc với UBND tỉnh để nắm bắt tình hình phát triển KT-XH và những kết quả cơ bản trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh.

Nhằm phát triển nghề nuôi tôm theo hướng bền vững và từng bước hình thành vùng nuôi sạch, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa học Công nghệ Cà Mau triển khai thực hiện dự án: “Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh theo một số tiêu chí của VietGAP tại xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi”. Qua 100 ngày thả nuôi mô hình này đạt năng suất khá cao.

Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Ban quản lý dự án “Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững” tỉnh Cà Mau vừa phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đầm Dơi tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp an toàn sinh học theo hướng VietGAP tại ấp Tân Điền, xã Tân Duyệt.