Cảnh Báo Cho Trà Việt Nam

Chất lượng trà Việt Nam vẫn thấp, nhiều nhà máy có hiệu quả sản xuất hạn chế dựa trên tiêu chuẩn do Nhà nước ban hành, đặc biệt những nhà máy xếp loại C vẫn được phép sản xuất trà khiến cho việc quản lý chất lượng không rõ ràng.
Tại hội nghị phát triển chè (trà) bền vững được tổ chức tuần trước, ông Flavio Corsin, đại diện của Sáng kiến thương mại bền vững (IDH) cho rằng, chất lượng trà Việt Nam vẫn thấp, nhiều nhà máy có hiệu quả sản xuất hạn chế dựa trên tiêu chuẩn do Nhà nước ban hành, đặc biệt những nhà máy xếp loại C vẫn được phép sản xuất trà khiến cho việc quản lý chất lượng không rõ ràng.
“Hộ trồng chè tư nhân chưa có nhận thức về sự cần thiết trong việc sử dụng hoá chất nông nghiệp có trách nhiệm”, ông Flavio Corsin nói. Bởi vậy, cần có những chương trình hỗ trợ, giúp người dân hình thành các nhóm để các hộ gia đình dễ dàng tuân thủ các tiêu chuẩn để được chứng nhận và truy xuất nguồn gốc.
Theo ông Flavio Corsin, những nhà máy xếp loại C nên bị cảnh báo và cần được tập huấn để nâng cấp lên loại A, B. Nếu các nhà máy này không đạt được loại A, B trong vòng sáu tháng kể từ khi nhận được cảnh báo thì nên bị đóng cửa. Nhà máy chất lượng thấp, dưới tiêu chuẩn không nên được cấp phép sản xuất trà tại Việt Nam.
Đây chính là nguyên nhân chính khiến cho trà Việt Nam có chất lượng và giá trị thấp. Do vậy, thành lập nên các chuỗi cung ứng trà, đào tạo về trồng trà, chế biến bền vững theo các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn thực phẩm là cách bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang thực hiện.
Ông Phạm Đồng Quảng, cục trưởng cục Trồng trọt (bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) thừa nhận, ngành trà còn tồn tại nhiều hạn chế về quy mô, nguồn giống, sản lượng cũng như chất lượng dẫn đến giá trị xuất khẩu thấp.
Cụ thể, bình quân mỗi hộ trồng khoảng 0,2ha nên khó tiếp cận với các tiến bộ kỹ thuật mới và khó chứng chận trà an toàn. Nhiều cơ sở chế biến được cấp phép xây dựng nhưng không có vùng nguyên liệu, trình độ công nghệ chế biến thấp. “Hiện giá trà xuất khẩu của Việt Nam đang thấp nhất trong mười nước xuất khẩu trà của thế giới”, ông Quảng cho biết.
Thành lập một ban điều phối ngành trà, giống như mô hình ban điều phối ngành càphê đã được thành lập là kiến nghị của tập đoàn Unilever đưa ra. Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chấp thuận đề nghị này và dự kiến trong tháng 5 ban điều phối ngành trà sẽ được thành lập. Ban này sẽ thống nhất định hướng phát triển ngành trà, tập trung hướng dẫn các khâu kỹ thuật cho các hộ nông dân, hỗ trợ thiết thực nhằm phát triển ngành trà bền vững đáp ứng được các tiêu chuẩn của thị trường quốc tế.
Với ban điều phối ngành, các chuỗi liên kết được thành lập để kiểm soát chất lượng trà từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ. “Các cơ sở chế biến không đạt chất lượng sẽ có cơ chế xử phạt”, bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định.
Related news

Cũng trong 5 tháng đầu năm, các cơ quan chức năng đã tổ chức 8 lớp tuyên truyền phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật ngành thủy sản, quy chế chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác xuất khẩu vào thị trường châu Âu cho 468 thuyền trưởng, ngư dân trên địa bàn tỉnh; thành lập 75 tổ đội đoàn kết trên biển với 441 tàu cá với tổng số 503 thành viên.

Những năm qua, cùng với nhiều địa phương khác trong tỉnh Thái Bình, hơn 30 hộ nông dân xã Độc Lập (Hưng Hà) đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất chua trũng, hoang hóa, cấy lúa kém hiệu quả sang xây dựng mô hình chăn nuôi cá truyền thống kết hợp với nuôi gia súc, gia cầm cho hiệu quả kinh tế cao. Phát huy những lợi thế đó, nhiều hộ nông dân trong xã đã từng bước xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương.

Khoảng năm 2010, phường Mũi Né phát hiện có một người ở Đức Thắng thả bè nuôi cá bớp, UBND phường mời lên thông báo cho họ biết khu vực này không quy hoạch để nuôi cá, sau đó người này đã dẹp.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, diện tích nuôi trồng thủy sản trong kỳ ước tính đạt 933 nghìn ha, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích nuôi cá đạt 286 nghìn ha, xấp xỉ cùng kỳ; diện tích nuôi tôm đạt 601 nghìn ha, tăng 1,1%.

Điều đặc biệt là thương lái chỉ thu mua bông thanh long trước khi nở một ngày, không phân biệt lớn nhỏ, và không lấy bông đã nở. Bông thanh long trước khi nở một ngày đang được thu mua 3.500 đồng/1kg. Ảnh: Zen Nguyễn. Đang trong thời vụ chính nên sản lượng bông thanh long rất cao. Mùa vụ chính, giá thanh long rẻ nên nhiều hộ đã tranh thủ cắt bông đem bán.