Cần Xây Dựng Khu Chăn Nuôi Tập Trung
Từ trước đến nay, không ít hộ nông dân huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) làm giàu từ chăn nuôi. Tuy nhiên, chăn nuôi đang đứng trước nguy cơ không còn cơ hội duy trì và phát triển do không được quy hoạch vùng tập trung.
Từ nhiều năm nay, người nông dân huyện Hòa Vang rất chú trọng phát triển chăn nuôi. Theo họ, chỉ cần nuôi 5-10 con heo/lứa, nguồn thu cao hơn canh tác cả mẫu lúa.
Gia đình bà Ngô Thị Chúc (thôn Lệ Sơn, xã Hòa Tiến), chuyên sản xuất lúa, màu trên diện tích gần 1 mẫu ruộng, gặp năm thiên tai, mất mùa, gia đình bà khá khó khăn. Năm 2007, được chính quyền địa phương cho thuê đất tại khu vực còn hoang hóa ở thôn Nam Sơn, gia đình bà mạnh dạn đầu tư xây dựng trại nuôi heo siêu nạc.
Ngày mới chia tay với đồng ruộng, gia nhập đội ngũ những người nuôi heo gia công, bà chỉ dám nuôi 700 con/lứa, trong 2 dãy chuồng. Thế rồi, lợi nhuận cao, bà quyết định mở rộng quy mô chuồng trại, nâng tổng đàn lên 1.600 con/lứa, cứ năm 2 lứa xuất chuồng hơn 3.000 con heo thịt.
Ông Nguyễn Đắc Đức (thôn Yến Nê 1, xã Hòa Tiến) đã “chia tay” hơn 1ha đất canh tác, tập trung cho việc nuôi 12.000 con chim cút đẻ. Ông Đức cho biết: So với trồng trọt, chăn nuôi thu nhập cao gấp nhiều lần và ổn định.
Canh tác một vài ha đất lúa, vất vả và dễ gì thu vài ba trăm nghìn đồng/ngày. Nuôi trại chim cút 12.000 con, nguồn lợi đem lại không nhỏ.
Hàng chục trang trại chăn nuôi ở xã Hòa Ninh không còn cơ hội duy trì và phát triển khi dự án Khu công nghệ cao vươn tới vùng đồi núi nơi họ lập trang trại từ nhiều năm nay.
Anh Trần Đức Quốc, chủ trang trại nuôi heo rừng tại thôn Hòa Trung, xã Hòa Ninh cho biết: Hiện tại khu vực này chưa công bố quy hoạch, song phong thanh trước sau gì cũng đến lượt. Có thể nói, đây là thông tin đáng lo nhất.
Đang có kế hoạch mở rộng quy mô, nâng tổng đàn lên 500-600 con, nghe tin trang trại nằm trong vùng quy hoạch, đành phải dừng lại.
Với tầm nhìn của chủ trang trại giàu kinh nghiệm, anh Quốc cảnh báo: Ở vùng rừng núi này, không quy hoạch khu vực chăn nuôi tập trung để các trang trại có điều kiện phát triển, chẳng bao lâu nữa, không chỉ người nông dân, chủ trang trại lâm vào cảnh khốn đốn, mà thị trường thực phẩm thịt gia súc loại chất lượng cao sẽ rất khan hiếm.
Nhận thấy phát triển chăn nuôi vô cùng cần thiết, trước năm 2010, Sở NN&PTNT đã đề nghị thành phố quy hoạch khu chăn nuôi tập trung. Tuy vậy, đề nghị này không được chấp nhận.
Trong khi, ở huyện Hòa Vang có hơn 60.000ha đất lâm nghiệp, không lẽ không dành 100ha để phát triển chăn nuôi? Năm 2003, sau đợt dịch cúm gia cầm xảy ra ở Đà Nẵng, UBND thành phố đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng xây dựng tại thôn Diêu Phong, xã Hòa Nhơn khu chăn nuôi tập trung 3ha. Nay khu chăn nuôi tập trung này đang hoang phế, rất lãng phí.
Thiết nghĩ, trước nhu cầu cấp cung cấp nguồn thực phẩm sạch, chất lượng cho 1 triệu dân, thành phố cần quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung để ngành chăn nuôi ở Đà Nẵng mới có cơ hội duy trì và phát triển.
Có thể bạn quan tâm
Vừa qua, tại xã Dân Chủ, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương), Trung tâm Nghiên cứu và phát triển lúa thuần (Viện Cây lương thực và cây thực phẩm) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả xây dựng mô hình SX giống lúa Sơn Lâm 2 và AIQ1102.
Theo Chi cục BVTV Phú Yên, toàn tỉnh có hơn 600 ha đất nhiễm mặn, tập trung ở các huyện Tuy An 300 ha, Đông Hòa 200 ha, TX Sông Cầu 80 ha và TP Tuy Hòa gần 30 ha.
Ngày 1/10 tới đây, Cty VinEco (Tập đoàn Vingroup) chính thức ra mắt thị trường mẻ rau sạch đầu tiên. Toàn bộ rau của VinEco được phân phối trong hệ thống siêu thị Vinmart, Vinmart+ trên toàn quốc.
Liên kết chăn nuôi, tiêu thụ thực phẩm tại Hà Nội đã bắt đầu manh nha những mô hình phát triển theo chiều sâu với chuỗi thực phẩm an toàn, chất lượng cao.
Dự án thủy lợi Ô Môn - Xà No trải dài trên địa bàn 3 tỉnh, thành: Hậu Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, phục vụ tưới tiêu, chống lũ cho 45.000 ha đất nông nghiệp, mở rộng diện tích canh tác và tăng hiệu quả sản xuất, đặc biệt là đất trồng lúa.