Cẩn Trọng Nguồn Thịt Lợn Cuối Năm
Việc các thương lái đến tận các trang trại chăn nuôi để thu gom lợn, đặc biệt là các loại lợn mỡ, trọng lượng lớn khiến giá lợn tăng cao. Tuy nhiên, nếu các cơ quan chức năng không kiểm soát tốt thị trường, khi nhu cầu tiêu dùng bùng phát vào dịp Tết, nguy cơ “đứt” nguồn cung có thể xảy ra.
Ông Nguyễn Văn Trọng- Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)- cho biết, hiện Việt Nam có nguồn cung lớn, đang bán với mức giá 40.000 - 43.000 đồng/kg, trong khi đó, phía Trung Quốc mua với giá cao hơn (khoảng 50.000 đồng/kg) nên người dân sẵn sàng bán.
Lý giải về hiện tượng Trung Quốc thu gom lợn mỡ, Cục Chăn nuôi cho rằng, từ trước tới nay, các trang trại nuôi lợn mỡ chủ yếu xuất sang Trung Quốc. Hơn nữa, chi phí kiểm dịch, giết mổ, vận chuyển… đều tính theo đầu con. Do đó, thương lái Trung Quốc thu mua lợn có trọng lượng lớn để giảm chi phí.
Việc thu gom và vận chuyển lợn sang Trung Quốc đã tạo cơn sốt giá lợn ở miền Bắc. Từ giữa tháng 11 đến nay, giá lợn hơi tại miền Bắc đã tăng vọt từ 45.000 đồng lên 50.000 đồng/kg. Theo ông Trọng, việc thương lái thu mua lợn cũng giúp người chăn nuôi có lãi. Thực tế suốt nửa năm qua, giá lợn trong nước liên tục nằm dưới giá thành. Có thời điểm, giá lợn đã tụt xuống “đáy”, chỉ còn 36.000-38.000 đồng/kg, trong khi chi phí giá thành đã là 40.000-42.000 đồng/kg khiến người nông dân luôn thua lỗ.
Theo Cục Chăn nuôi, với giá bán như hiện nay, bà con nông dân cũng đã có lãi. Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc rất thất thường, có lúc nhập có lúc lại ngừng đột ngột. Chính vì vậy, nếu người dân ồ ạt nuôi lợn trọng lượng lớn theo nhu cầu tạm Trung Quốc, đến khi không xuất được sẽ rất khó bán trong nước bởi nhu cầu thịt lợn mỡ trong nước rất ít.
Cùng quan điểm này, PGS- TS. Nguyễn Đăng Vang- Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam - khuyến cáo, nếu người dân thấy có lãi mà đổ xô vào nuôi lợn trong thời điểm này, làm mất cân đối cung - cầu, có thể ngành chăn nuôi sẽ lại tiếp tục gặp khó khăn.
Mặt khác, khi người chăn nuôi được giá ồ ạt bán cho Trung Quốc trong khi không kịp tái đàn cũng sẽ ảnh hưởng lớn tới thị trường trong nước, nhất là thời điểm này nhu cầu thịt lợn phục vụ cho Tết Nguyên đán bắt đầu tăng cao. Theo bà Nguyễn Thị Như Mai – Phó giám đốc Sở Công Thương, Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội: Hiện nay giá lợn đang tăng từ 5 – 8% do thương lái thu mua lợn quá lứa xuất sang Trung Quốc.
Dự kiến trong dịp Tết, giá lợn có thể giao động từ 5-10% do nhu cầu tiêu dùng cuối năm tăng. Vì vậy, để không bị “đứt” nguồn cung, các cơ quan chức năng phải theo sát diễn biến thị trường để kịp thời điểu chỉnh.
Hiện tại nguồn lợn trong nước vẫn đang đảm bảo cho nhu cầu thực phẩm cuối năm và dịp Tết Nguyên đán 2014. Tuy nhiên các tỉnh cần điều tiết việc xuất khẩu ồ ạt thịt lợn, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh chăn nuôi lợn và các sản phẩm gia cầm bổ sung để đảm bảo bình ổn thị trường cuối năm.
Có thể bạn quan tâm
Trong bối cảnh sản xuất chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, giá thức ăn tăng, người chăn nuôi bỏ chuồng nhiều thì mô hình nuôi bồ câu Pháp
Gia đình anh Ân Văn Kim ở thôn Đồng Đặng là hộ điển hình về phát triển kinh tế. Người dân nơi đây thường gọi anh một cách trìu mến là “giáo sư Kim”.
Nhiều gia đình ở Sóc Trăng mạnh dạn đầu tư trồng dứa trên đất nhiễm phèn đã cho lợi nhuận gần 100 triệu đồng/năm.
Phương pháp này không chỉ giúp hạn chế thiệt hại cho cây trồng do thời tiết xấu mà còn mang lại lợi ích kinh tế cao hơn cho bà con nông dân.
Khởi nghiệp bằng những đồng vốn ít ỏi đi vay mượn, chàng trai trẻ xứ Thanh đã mạnh dạn đầu từ vào mô hình trồng nấm thảo dược trên vùng đất quê hương