Cá Lạ Hơn Một Tấn Sa Lưới Ngư Dân

Mất gần 10 tiếng ngư dân mới kéo được con cá nặng hơn một tấn từ đảo Cồn Cỏ về bến cá xã Trung Giang (Quảng Trị). Cơ quan chức năng địa phương chưa xác định đó là loài gì.
Anh Trần Việt Hùng ở xã Trung Giang (Gio Linh, Quảng Trị) kể 5h sáng 6/4, anh cùng 3 ngư dân hành nghề lưới rê ba lớp khai thác mực nang và cá choái tại ngư trường đảo Cồn Cỏ, cách đất liền khoảng 12 hải lý, thì con cá này mắc lưới. Nó vẫy đập rất mạnh làm giàn lưới trị giá hơn 70 triệu đồng mới mua hồi đầu năm của nhóm bị rách gần hết.
Đến gần 14h cùng ngày, các ngư dân mới kéo được cá về đến xã Trung Giang. Tuy nhiên khi kéo được vào bờ thì nó đã chết. Loài cá này hình dáng rất lạ, đầu dẹt giống cá voi, đuôi lại giống cá mập, toàn thân màu đen xen đốm trắng, dài hơn 4 m, đường kính thân khoảng một m, miệng rộng 0,8 m. "Chúng tôi không biết là cá gì, chỉ nghe ngư dân cao tuổi trong thôn gọi là cá xà hoặc cá ông sứa”, anh Hùng kể.
Nhận được tin báo của ngư dân, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đã cử cán bộ đến hiện trường để xác minh. Ông Hoàng Đình Liên, Chi cục trưởng cho biết, do hình dáng cá rất lạ nên chưa xác định được là loài gì.
Đây là con cá lớn nhất từ trước đến nay được ngư dân địa phương đánh bắt tại vùng biển Quảng Trị. Hiện Chi cục đã gửi hình con cá lạ vào Viện Hải dương học Nha Trang để xác minh
Có thể bạn quan tâm

Phát biểu tại buổi làm việc với Đảng uỷ và UBND xã Gung Ré (huyện Di Linh - Lâm Đồng) mới đây, TS Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cho biết: Hiện nay, toàn tỉnh đã cải tạo vườn cà phê (ghép chồi hoặc trồng tái canh) bằng các giống cà phê đầu dòng được 18.000 ha. Đây là một “tín hiệu” rất đáng mừng. Bảo Lâm là địa phương đi đầu, có phong trào cải tạo vườn cà phê khá nhất. Di Linh và các địa phương khác cần học kinh nghiệm của Bảo Lâm để từng bước nâng cao hiệu quả canh tác cà phê.

Những ngày gần đây, thời tiết nắng nóng kéo dài kéo theo nhu cầu tiêu thụ chanh làm nước giải khát gia tăng. Chính vì vậy, hiện giá chanh cũng tăng vọt theo sự biến động của thị trường và có xu hướng tiếp tục tăng trong những ngày tới.

Đây là cây cứu cánh của người dân nơi đây. Người tiên phong trồng khoai sáp là ông Nguyễn Văn Thơm. Từ năm 2004 ông chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng khoai, năm nào cũng cho năng suất ổn định từ 1,5 - 1,7 tấn/sào, sau khi trừ chi phí lãi từ 7 - 10 triệu đ/sào.

Hiện nay đang vào mùa khô nên giá các loại thủy sản nuôi như cá điêu hồng, cá lóc, cá chình, cá heo và lươn… ở ĐBSCL đang tăng mạnh và tiêu thụ tốt. Mặt hàng hải sản cũng khán hiếm khiến nhiều nhà máy chế biến không đủ nguyên liệu phải chạy cầm chừng.

Ông Trần Sáu, Trưởng phòng NN - PTNT huyện Tuy An (Phú Yên) cho biết, đến thời điểm này, các xã trong huyện đã thả nuôi hơn 140 ha tôm vụ 1 năm 2013, trong đó 40ha tôm sú, số còn lại là tôm thẻ chân trắng.