Đầu tư hạ tầng, đồng bào có thêm sinh kế

Ông Thái Hán Trung ngụ ấp Giồng Nhãn, xã Hiệp Thành, TP.Bạc Liêu cho biết: “Trước đây, dù gia đình có đất rẫy nhiều nhưng không dám mở rộng sản xuất vì ngán cảnh gánh nước tưới.
Mới đây, nhờ có dự án kéo điện đi qua, tôi đã mua máy bơm bằng điện để tưới nước nên đám rẫy không còn thiếu nước, năng suất cao hơn, thu được lợi nhuận nhiều hơn.
Hiện cuộc sống gia đình tôi đã khấm khá lên rồi” - ông Trung phấn khởi nói.
Nhờ dự án làm đường bê tông mà việc tiêu thụ rau của người dân xã Hiệp Thành thuận lợi hơn.
Cũng như ông Trung, nhiều người dân ngụ ở ấp Giồng Giữa, xã Hiệp Thành rất phấn khởi vì Nhà nước đầu tư đường bê tông liên ấp, việc đi lại, mua bán rau cải rất thuận tiện.
Theo UBND xã Hiệp Thành, thời gian qua, xã được thụ hưởng nhiều chương trình đầu tư về cơ sở hạ tầng.
Cùng với đó là sự phấn đấu của người dân nên số hộ nghèo, nhất là hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm rõ rệt.
Hiện toàn xã Hiệp Thành chỉ còn 50 hộ nghèo là người dân tộc thiểu số.
Ông Sơn Xà Quỵnh - Trưởng phòng Dân tộc TP.Bạc Liêu cho biết: “Ngoài việc phát triển cơ sở hạ tầng tại các vùng sâu, thiếu thốn về nhiều mặt, TP.Bạc Liêu còn hỗ trợ vốn sản xuất cho bà con, giúp bà con có thêm “trợ lực” để hăng hái thi đua sản xuất và thoát nghèo.
Vì thế, các chương trình cơ bản đã đáp ứng được nguyện vọng của bà con”.
Theo Ban Dân tộc tỉnh Bạc Liêu, nhiều địa phương đã làm tốt việc triển khai hỗ trợ vốn để bà con có điều kiện phát triển kinh tế.
Cụ thể, trong năm 2015, huyện Phước Long dành 1 tỷ đồng từ Chương trình 135 để đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn, hỗ trợ sản xuất cho đồng bào.
Còn huyện Hồng Dân cũng vừa giải ngân cho hơn 100 hộ dân tộc Khmer nghèo vay vốn sản xuất với tổng số tiền hơn 850 triệu đồng.
“Thời quan qua, Ban Dân tộc tỉnh Bạc Liêu đã phối hợp tốt với các ngành chức năng thực hiện nhiều chương trình, hỗ trợ vốn ưu đãi giúp bà con dân tộc phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, có những hộ từ nghèo khó đã trở nên khấm khá.
Tới đây, chúng tôi cũng tiếp tục phát huy tinh thần trên, nhằm kéo giảm số hộ nghèo” - bà Trần Thị Hoa Ry – Trưởng ban Dân tộc tỉnh Bạc Liêu cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Không cần lặn lội đi xa mới mua được con giống vì ở trong tỉnh Quảng Ngãi đã có nơi cung ứng giống cá này. Thức ăn “xanh” cho cá chủ yếu là cỏ và lá mì có sẵn ở địa phương. Vật liệu làm lồng nuôi chỉ bằng tre… Nhiều hộ nuôi cá trắm cỏ đã tận dụng lợi thế, khai thác được con nước sông Trà Khúc chảy qua địa phương để phát triển kinh tế.

Loại cá sấu được các cơ sở ở Đồng Nai nuôi đều là cá sấu nước ngọt. Nguồn giống phần lớn được mua từ miền Tây, sau 1,5 - 2 năm nuôi cá sấu đạt 20 - 30 kg/con là xuất chuồng. Có những thời điểm như giữa năm 2014, giá cá sấu lên đến 280 ngàn đồng/kg, song hiện nay đã “hạ nhiệt” xuống còn 210 ngàn đồng/kg. Cá sấu chỉ cần trên 100 ngàn đồng/kg trở lên là đã rất hấp dẫn người nuôi.

Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế thông tin, sau 8 tháng nuôi thử nghiệm 2 lồng cá hồng, chim trắng vây vàng, cá dìa bằng công nghệ Đan Mạch, tại hai xã Lộc Bình (Phú Lộc) và Hải Dương (Hương Trà), Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh đã tổng kết mô hình.

Trong đó, diện tích thả nuôi tôm sú công nghiệp chiếm khoảng 300 ha với 435 hộ nuôi, năng suất bình quân đạt từ 4 – 6 tấn/ha; diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên 1.600 ha với gần 2.800 hộ nuôi, năng suất bình quân đạt từ 6 – 7 tấn/ha, tập trung tại các xã: Tân Hải, Phú Tân, Phú Thuận, Nguyễn Việt Khái, Việt Thắng và thị trấn Cái Đôi Vàm.

Giữa sóng nước bao la, những ngư dân lão luyện của làng chài Châu Thuận Biển, Bình Châu (Bình Sơn - Quảng Ngãi) chỉ cần dăm con tôm gỗ, vài bao nilon đựng bông gòn… là đánh bắt được những con mực lá, mực nang trắng phau, nặng trịch. Kỹ thuật dùng mồi giả để “dụ” cá, mực... là sự đúc kết kinh nghiệm đi biển từ bao đời của ngư dân làng chài trù phú nhất nhì tỉnh.