Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhập khẩu bông phải qua nhiều bước trung gian

Nhập khẩu bông phải qua nhiều bước trung gian
Ngày đăng: 17/11/2015

Theo số liệu thống kê của Tổng Cục hải quan Việt Nam, năm 2014, Việt Nam đã nhập khẩu 754.392 tấn bông với trị giá 1,44 tỷ USD, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm 2013.

Trong đó nhập khẩu bông từ Châu Phi, chủ yếu từ khu vực Tây và Trung Phi, chiếm 321 triệu USD năm 2014, tăng 20,5%.

Các nước cung cấp chính cho Việt Nam là Mali (70,5 triệu USD), Bờ Biển Ngà (63,9 triệu USD), Burkina Faso (48,9 triệu USD), Tanzania (37,7 triệu USD), Cameroon (18,6 triệu USD), Benin (31,5 triệu USD), Togo (17,3 triệu USD), Zimbabwe (7,9 triệu USD), Zambia (5,7 triệu USD), Chad (4,2 triệu USD), Mozambique (4 triệu USD)…

Trong 6 tháng đầu năm 2015, nước ta đã nhập khẩu bông từ 13 nước châu Phi với kim ngạch đạt 153,3 triệu USD.

Theo Vụ Thị trường châu Phi, Tây Nam Á (Bộ Công Thương), các doanh nghiệp Việt Nam đều đánh giá bông châu Phi có chất lượng khá tốt, giá thành hợp lý, phù hợp với yêu cầu sản xuất của Việt Nam.

Tuy nhiên nhập khẩu bông của Việt Nam từ châu Phi phần lớn thực hiện qua trung gian là các công ty thương mại của Pháp, Thụy Sỹ, Ấn Độ.

Thực tế này đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp của cả hai bên.

Trước tiên, doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản chi phí cho trung gian dẫn đến giá thành mua nguyên liệu đầu vào cao so với nhập khẩu trực tiếp.

Một vấn đề nữa thỉnh thoảng doanh nghiệp Việt Nam cũng mua phải những lô bông từ châu Phi có lẫn tạp chất.

Do nhập khẩu qua trung gian nên việc phản hồi chất lượng bông tới nhà sản xuất rất phức tạp và mất thời gian, khi việc khiếu nại hoặc thắc mắc phải thực hiện qua bên thứ ba.

Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch sản xuất và giao hàng của doanh nghiệp nhập khẩu.

Để khắc phục tình trạng này, Trung tâm Thương mại Quốc tế và Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam đã tổ chức đoàn các nhà sản xuất và xuất khẩu bông khu vực Tây và Trung Phi sang Việt Nam có ý nghĩa thiết thực, tạo ra kênh liên hệ trực tiếp giữa doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác tại khu vực này.


Có thể bạn quan tâm

Nhà vườn Mỹ Tú phấn khởi vì cam nghịch mùa bán được giá cao Nhà vườn Mỹ Tú phấn khởi vì cam nghịch mùa bán được giá cao

Bằng kinh nghiệm và biết áp dụng kỹ thuật mà nhiều nhà vườn ở huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) đã xử lý cam ra trái mùa nghịch, bán được giá ,tăng thu nhập cho gia đình.

16/06/2015
Thanh long giảm giá, khó tiêu thụ Thanh long giảm giá, khó tiêu thụ

Thanh long đang vào mùa chính vụ và giá liên tục giảm trong những ngày qua. Mặc dù người trồng chấp nhận bán giá thấp nhưng cũng không dễ tìm đầu ra. Bài toán nan giải về chuyện thanh long rớt giá vào mùa thu hoạch chính vụ lại được đặt ra cho ngành chức năng.

16/06/2015
Vĩnh Long đã đốn bỏ hơn 1.900ha nhãn bệnh chổi rồng Vĩnh Long đã đốn bỏ hơn 1.900ha nhãn bệnh chổi rồng

Theo số liệu của UBND tỉnh Vĩnh Long, đến nay người dân đã đốn bỏ 1.908ha nhãn nhiễm bệnh chổi rồng đã già cỗi, khó phục hồi để chuyển sang giống nhãn khác hoặc cây trồng khác.

16/06/2015
Mô hình tưới thanh long tiết kiệm nước mùa khô hạn Mô hình tưới thanh long tiết kiệm nước mùa khô hạn

Nắng nhiều, mưa ít, nhiệt độ quanh năm cao kết hợp với độ ẩm trong không khí thấp khiến Bình Thuận trở thành một trong những địa phương khô hạn nhất cả nước. Thế nhưng một nghịch lý đang tồn tại, lượng nước tưới tiêu trong nông nghiệp ngày một giảm sút nhưng chính người nông dân lại đang phung phí nguồn nước quý hiếm bởi cách canh tác cây trồng chưa khoa học.

16/06/2015
Khánh Vĩnh phát triển cây mít nghệ Khánh Vĩnh phát triển cây mít nghệ

Với ưu thế dễ trồng, chịu hạn, ít sâu bệnh, thị trường đang thuận lợi… cây mít nghệ được huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) định hướng phát triển là một trong những cây trồng chủ lực của địa phương.

16/06/2015