Cần Nuôi Nhuyễn Thể 2 Mảnh Vỏ Trên Biển

Tổng giá trị xuất khẩu (XK) nhuyễn thể 2 mảnh vỏ trong 4 tháng đầu năm lên hơn 23,4 triệu USD, nhưng con số này vẫn giảm hơn 9% so với cùng kỳ năm 2013.
Bước sang quý II/2014, XK nhuyễn thể 2 mảnh vỏ của Việt Nam sang các thị trường đã có dấu hiệu tăng trưởng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng không đáng kể nên không bù đắp nổi mức sụt giảm trong quý I/2014.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng giá trị XK mặt hàng này trong tháng 4 đạt hơn 7,8 triệu USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2013. Như vậy, tính đến hết tháng 4/2014 tổng giá trị XK nhuyễn thể hai mảnh vỏ đã lên hơn 23,4 triệu USD nhưng vẫn giảm hơn 9% so với cùng kỳ năm 2013.
Theo Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản (VASEP), hiện tại các sản phẩm nhuyễn thể 2 mảnh vỏ của Việt Nam được xuất sang 42 thị trường trên thế giới. XK sang một số thị trường chính đã có sự tăng trưởng tốt hơn như Mỹ, Australia và Mexico.
Trong số các thị trường chính nhập khẩu nhuyễn thể 2 mảnh vỏ của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, đáng chú ý nhất là thị trường Mexico. Với tốc độ tăng trưởng lên tới 3 con số, đạt hơn 249% đã đưa nước này lọt vào top 10 thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam.
Thị trường EU, mặc dù vẫn tiếp tục sụt giảm, nhưng tốc độ đã chậm lại. Bên cạnh đó, XK mặt hàng này của Việt Nam sang 2 thị trường lớn nhất trong khối là Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã có sự khởi sắc trong tháng 4 và 4 tháng đầu năm so với cùng kỳ.
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch VASEP, cho biết trong lúc nguồn lợi của biển ngày một khan hiếm, cần tính đến phương án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển. Nhuyễn thể 2 vỏ là một trong những ưu tiên hàng đầu cho phương thức nuôi này.
Nhuyễn thể 2 vỏ được nghiên cứu không tổn hại đến môi trường biển, tuy nhiên cũng chưa có nhiều nguồn lực và cơ chế khuyến khích để phát triển việc nuôi trồng này.
Theo ông Dũng, do nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường lớn đang tăng, nên dự báo thời gian tới XK nhuyễn thể 2 mảnh vỏ của Việt Nam sẽ khả quan hơn.
Có thể bạn quan tâm

Tính từ đầu vụ nuôi năm nay, diện tích tôm nuôi có biểu hiện bệnh trên toàn tỉnh Nghệ An là 138,5 trong tổng số 1.263ha. Trước tình hình trên, sáng ngày 15/6, Sở Nông nghiệp & PTNT tổ chức hội nghị Bổ cứu sản xuất nuôi tôm vụ 1 năm 2015 và đề ra các biện pháp khắc phục trong thời gian tới.

Chính nhờ chịu khó biết ứng dụng khoa học kỹ thuật và năng động trong kinh doanh, ông Hồ Ngọc Vân trở nên khá giả khi lập nghiệp trên vùng đất mới. Với mô hình ương tôm giống, nhiều năm nay mỗi năm ông thu lãi gần 400 triệu đồng.

Nuôi cua thương phẩm đang được nhiều hộ dân trong tỉnh áp dụng nhờ lợi nhuận tương đối ổn định. Ưu điểm của mô hình này vốn đầu tư thấp, kỹ thuật nuôi dễ áp dụng, tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương.

Người nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đang phải đối diện với tình trạng thua lỗ nặng vì tôm chết và rớt giá. Hiện nay, ở nhiều vùng tôm như: Ninh Hà, Ninh Lộc… diện tích đìa thả nuôi rất ít.

Đồng Tháp sẽ đưa ra khỏi quy hoạch gần 700 ha vùng nuôi do không đáp ứng tiêu chí. Trong 5 ngành hàng chủ lực mà tỉnh Đồng Tháp lựa chọn để thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thì ngành hàng cá tra đóng vai trò khá quan trọng.