Cận lễ 20/11 hoa Đà Lạt đồng loạt tăng giá mạnh
Theo ghi nhận của phóng viên tại các cửa hàng hoa và nhà vườn trồng hoa Đà Lạt, giá của nhiều loại hoa đã bắt đầu tăng mạnh.
Cụ thể, hoa hồng (tất cả các màu) ngày thường có giá dao động từ 1.500 - 2000 đồng/bông nay tăng lên 5.000 đồng/bông (giá mua tại vườn).
Hoa đồng tiền từ 1.000 đồng/bông tăng lên khoảng 2.300 đồng/bông.
Hoa cẩm chướng có giá 35.000 đồng/bó, tăng gấp đôi so với ngày thường. Hoa sa-lem từ 10.000 đồng/bó nay tăng lên 30.000 đồng/ bó.
Một số loại hoa khác như hoa hướng dương cành, mắt ngọc, ly ly… cũng tăng từ 25- 30%.
Tại các cửa hàng bán lẻ ở chợ Đà Lạt, giá các loại hoa bán lẻ cao hơn giá gốc tại vườn khoảng 25- 30%.
Thậm chí, tại một số cửa hàng hoa di động tại đường Nguyễn Công Trứ, ngã 5 Đại học Đà Lạt… các loại hoa có giá cao gấp đôi.
Chủ vựa Ánh Tuyết, chuyên kinh doanh hoa tại Làng hoa Vạn Thành (TP Đà Lạt) cho biết, sở dĩ giá hoa năm nay tăng mạnh là do cầu hoa trong dịp 20/11 năm nay lớn hơn mọi năm.
Sản lượng hoa năm nay cũng thấp hơn so với mọi năm do tình hình thời tiết không thuận lợi.
Cũng theo bà Tuyết, các loại hoa Đà Lạt đặc biệt là hoa hồng được các thị trường ưa chuộng, nhất là TP.Hồ Chí Minh.
Nhưng hiện tại, nhiều mặt hàng hoa đang trở nên khan hiếm nguồn cung, không có hàng.
Còn theo chị Nguyễn Thi Hòa, một nhà vườn chuyên trồng hoa tại Vạn Thành (TP Đà Lạt) cho rằng: cứ đến dịp lễ giá hoa tăng là chuyện bình thường.
Một năm chỉ có vài ngày như thế này nhà vườn mới có dịp bán được giá cao.
Mà thông thường cứ được dịp giá cao thì hoa lại khan hiếm, như năm nay thời tiết thất thường nên sản lượng hoa bị sụt giảm.
Theo tính toán của phòng kinh tế địa phương, dịp 20/11 năm nay, Đà Lạt sẽ cung ứng cho thị trường khoảng 40 triệu cành hoa các loại.
Theo quy luật, giá hoa Đà Lạt sẽ tăng trong khoảng từ ngày 16/11 đến ngày 19/11, sau dịp này, giá hoa sẽ trở lại như ngày thường.
Có thể bạn quan tâm
Trong những năm gần đây, nhờ sự giúp đỡ của các ban ngành, đặc biệt là ngành nông nghiệp tỉnh Điện Biên, nhiều hộ nông dân ở xã Thanh Chăn huyện Điện Biên đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tập trung đầu tư phát triển kinh tế trang trại vườn rừng, xóa được đói nghèo từng bước vươn lên làm giàu.
Ếch Thái Lan dễ nuôi, nông dân có thể tận dụng diện tích mặt nước của ao, hồ hoặc những khoảng đất trống trong vườn để đầu tư nuôi ếch theo phương pháp công nghiệp, tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên, do giá cả thức ăn ngày càng tăng cao, trong khi giá ếch thương phẩm bán vào vụ thuận không cao nên nông dân thu lãi ít, thậm chí thua lỗ. Điều này đã làm cho nhiều hộ nông dân từ bỏ việc nuôi ếch.
Mong muốn làm kinh tế tại quê hương, nên ngay khi địa phương có chủ trương chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình trang trại, gia đình chị Phạm Thị Loan (xã Ngô Quyền, Tiên Lữ) đã hăng hái tham gia. Từ khoảng 2 mẫu đất ruộng, gia đình chị Loan đã cải tạo thành vườn, ao và một số dãy chuồng trại chăn nuôi.
Đã nhiều năm nay anh Nguyễn Thanh Hồng ở ấp 2, xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) trồng bầu bí luôn đạt năng suất và cho thu nhập cao. Với 1,2 hécta bầu bí, hàng năm gia đình anh lãi 80 triệu đồng sau khi trừ chi phí.
Rời quê hương Thanh Hóa vào nhập cư, làm ăn sinh sống ở xã Ea Trol – 1 xã miền núi của huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Với số vốn 10 triệu đồng đã vay mượn của anh em, bà con, bạn bè ở quê, ông Nguyễn Tài Khoa mua 3 ha cà phê, gọi là vốn giắt lưng ban đầu để gia đình ông bén rễ và hình thành một cuộc sống mới ở vùng đất xa xôi này.