Cận lễ 20/11 hoa Đà Lạt đồng loạt tăng giá mạnh
Theo ghi nhận của phóng viên tại các cửa hàng hoa và nhà vườn trồng hoa Đà Lạt, giá của nhiều loại hoa đã bắt đầu tăng mạnh.
Cụ thể, hoa hồng (tất cả các màu) ngày thường có giá dao động từ 1.500 - 2000 đồng/bông nay tăng lên 5.000 đồng/bông (giá mua tại vườn).
Hoa đồng tiền từ 1.000 đồng/bông tăng lên khoảng 2.300 đồng/bông.
Hoa cẩm chướng có giá 35.000 đồng/bó, tăng gấp đôi so với ngày thường. Hoa sa-lem từ 10.000 đồng/bó nay tăng lên 30.000 đồng/ bó.
Một số loại hoa khác như hoa hướng dương cành, mắt ngọc, ly ly… cũng tăng từ 25- 30%.
Tại các cửa hàng bán lẻ ở chợ Đà Lạt, giá các loại hoa bán lẻ cao hơn giá gốc tại vườn khoảng 25- 30%.
Thậm chí, tại một số cửa hàng hoa di động tại đường Nguyễn Công Trứ, ngã 5 Đại học Đà Lạt… các loại hoa có giá cao gấp đôi.
Chủ vựa Ánh Tuyết, chuyên kinh doanh hoa tại Làng hoa Vạn Thành (TP Đà Lạt) cho biết, sở dĩ giá hoa năm nay tăng mạnh là do cầu hoa trong dịp 20/11 năm nay lớn hơn mọi năm.
Sản lượng hoa năm nay cũng thấp hơn so với mọi năm do tình hình thời tiết không thuận lợi.
Cũng theo bà Tuyết, các loại hoa Đà Lạt đặc biệt là hoa hồng được các thị trường ưa chuộng, nhất là TP.Hồ Chí Minh.
Nhưng hiện tại, nhiều mặt hàng hoa đang trở nên khan hiếm nguồn cung, không có hàng.
Còn theo chị Nguyễn Thi Hòa, một nhà vườn chuyên trồng hoa tại Vạn Thành (TP Đà Lạt) cho rằng: cứ đến dịp lễ giá hoa tăng là chuyện bình thường.
Một năm chỉ có vài ngày như thế này nhà vườn mới có dịp bán được giá cao.
Mà thông thường cứ được dịp giá cao thì hoa lại khan hiếm, như năm nay thời tiết thất thường nên sản lượng hoa bị sụt giảm.
Theo tính toán của phòng kinh tế địa phương, dịp 20/11 năm nay, Đà Lạt sẽ cung ứng cho thị trường khoảng 40 triệu cành hoa các loại.
Theo quy luật, giá hoa Đà Lạt sẽ tăng trong khoảng từ ngày 16/11 đến ngày 19/11, sau dịp này, giá hoa sẽ trở lại như ngày thường.
Related news

Cư dân vùng sông nước xem cá vược như loài ngư tinh với bao huyền tích. Vượt qua những quan niệm lạc hậu, ngư dân đầm phá Tam Giang (Thừa Thiên Huế) đã mạnh dạn “mang” loài cá này vào nuôi thương phẩm để trở thành một đặc sản giá trị.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) Tiền Giang vừa có văn bản hướng dẫn UBND huyện Tân Phú Đông về việc khai thác sò huyết giống tự nhiên trên khu vực cồn Ngang thuộc xã Phú Tân.

Ngay sau vụ việc 14 cơ sở chăn nuôi trên địa bàn Đồng Nai bị Chi cục Thú y tỉnh kiểm tra, phát hiện vi phạm sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, Chi cục Thú y TP.Hồ Chí Minh đã kiểm tra các cơ sở giết mổ. Trong 222 mẫu xét nghiệm, cơ quan chức năng phát hiện có 31 mẫu dương tính với chất cấm, trong đó có 20 mẫu được cho là có nguồn gốc từ Đồng Nai.

Sau hơn 20 năm lăn lộn trên thương trường, giờ đây ông làm chủ một trang trại chăn nuôi quy mô hiện đại với tổng doanh thu mỗi năm hàng tỷ đồng. Đó là cựu chiến binh Lương Văn Tuấn ở thôn Gia Tiến, xã Tân Trung, huyện Tân Yên (Bắc Giang).

Chi cục Thú y TP. Hồ Chí Minh thông báo: Đơn vị này vừa phát hiện 8/31 mẫu heo dương tính với chất cấm thuộc nhóm beta - agonist (chất tạo nạc, thuốc tăng trọng cho heo) có xuất xứ từ tỉnh Tiền Giang khi nhập vào các lò giết mổ ở TP. Hồ Chí Minh. Ngày 10-8, trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Mến, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh cho biết, từ đầu năm đến nay, ngành chức năng tỉnh ta đã lấy rất nhiều mẫu ở nhiều nơi trong tỉnh để gửi xét nghiệm nhưng không phát hiện mẫu nào dương tính với chất cấm thuộc nhóm beta - agonist.