Cần hạn chế nhập khẩu thịt gà
Ngành chăn nuôi gia cầm trong nước đang đứng trước sức ép lớn do yếu thế cạnh tranh với thịt ngoại. Áp lực sẽ càng gay gắt khi các hiệp định thương mại quốc tế sắp được ký kết. Điều người chăn nuôi cần nhất hiện nay là xây dựng được hàng rào kỹ thuật chặt chẽ để bảo vệ ngành chăn nuôi trong nước.
* Giá gà công nghiệp chạm đáy
Ông Nguyễn Văn Quyết, chủ một trang trại nuôi gà khá lớn tại Đồng Nai, lo lắng giá gà hiện đang chạm đáy sau cả năm trời liên tục đứng ở mức thấp. Cụ thể, giá gà bán tại trại hiện nay dao động từ 19 - 20 ngàn đồng/kg. Tuy giá thấp nhưng do sức tiêu thụ chậm, nên nếu thông thường, gà đạt trọng lượng gần 2kg là xuất chuồng thì nhiều trại tồn hàng, gà tăng trọng đến 3 - 4kg vẫn chưa xuất được. “Trại của tôi vừa bán đổ bán tháo 1 đợt gà quá trọng lượng gần 4kg/con chỉ với giá 17 ngàn đồng/kg. Nguyên nhân do thị trường tiêu thụ chậm, gà đến kỳ xuất chuồng không tiêu thụ được. Đây là tình trạng chung đang xảy ra với nhiều trang trại nuôi gà quy mô lớn hiện nay” - ông Quyết nói.
Một chủ trang trại tiên phong của Đồng Nai với hệ thống trang trại nuôi gà thịt theo quy trình VietGAP và xây dựng được chuỗi từ sản xuất con giống, nuôi gà thịt đến đầu tư nhà máy giết mổ và tiêu thụ cũng đang điêu đứng vì đầu ra thị trường khó khăn. Ông chủ nhà máy giết mổ trên cho hay: “Thịt gà nhập khẩu quá rẻ nên chúng tôi hầu như không cạnh tranh được vào các kênh, như: các nhà máy nhập nguyên liệu làm thực phẩm chế biến, bếp ăn tập thể... Vài tháng trở lại đây, tôi tồn vài container hàng đông lạnh do không tiêu thụ được. Và mỗi một đợt gà nhập khẩu về là lượng gà tồn kho của đơn vị lại tăng lên vì không thể tiêu thụ được”.
* Cần hàng rào bảo vệ
Ông Nguyễn Minh Thanh, Giám đốc kinh doanh của Công ty TNHH BEL Gà (tỉnh Lâm Đồng), nêu vấn đề ngay khi Mỹ xuất hiện dịch cúm gia cầm vào cuối năm 2014, nhiều nước đã ngay lập tức ngừng việc nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ gia cầm của Mỹ. Ngược lại, từ đầu năm đến nay, nhập khẩu thịt gà và các sản phẩm từ gà Mỹ tăng đột biến. Nguyên nhân, Việt Nam mãi đến tháng 5-2015 mới tạm ngừng nhập khẩu thịt gà nhưng cũng chỉ từ một số bang của Mỹ, nên thực tế Việt Nam vẫn nhập khẩu thịt gà từ quốc gia này. Nghịch lý là ngành chăn nuôi gia cầm trong nước lại không tiêu thụ được sản phẩm vì giá gà Mỹ ngày càng rẻ nhờ dịch cúm.
Điều người chăn nuôi e ngại nhất hiện nay là tình trang gian lận thương mại trong thị trường thịt gia cầm nhập khẩu. Ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ, nhận xét: “Thịt gà ngoại nhập khẩu ồ ạt vào thị trường nội địa. Điều đáng báo động là tình trạng nhập hàng cận đát hoặc quá hạn, hàng chất lượng kém…vẫn diễn ra phổ biến. Trong khi đó, các nước khác có rất nhiều chính sách hỗ trợ ngành chăn nuôi trong nước. Họ cũng xây dựng hàng rào kỹ thuật rất chặt chẽ để kiểm soát hàng nhập và đây cũng là giải pháp rất hữu hiệu để bảo vệ ngành chăn nuôi của họ”.
Theo thống kê ban đầu của Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ, hiện cả nước có khoảng 5 ngàn trang trại nuôi gà công nghiệp. Suốt 11 tháng qua, các doanh nghiệp và người chăn nuôi gà công nghiệp trong nước buộc phải bán gà dưới giá thành. Ước tính ngành chăn nuôi gia cầm đã lỗ khoảng trên 1,3 ngàn tỷ đồng. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, nguy cơ vỡ nợ của hàng loạt trang trại là hoàn toàn có thể xảy ra.
Có thể bạn quan tâm
Để tiêu thụ được hết lượng hải sản đánh bắt được, ngư dân phải thông qua “nậu”. Nhiều doanh nghiệp thu mua hải sản để chế biến xuất khẩu cũng phải nhờ “nậu”. Vậy “nậu” là ai, tại sao họ lại có thể thao túng giá hải sản trên thị trường?
Giá cá tra nguyên liệu phục vụ xuất khẩu tại ĐBSCL hiện giảm thêm khoảng 500 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tuần, kéo giá xuống ở mức thấp nhất kể từ đầu năm 2015 đến nay.
Trước đây, mô hình nuôi cá mú lồng bè là một hướng đi mang lại hiệu quả khá cao giúp nhiều người dân Phú Quý (Bình Thuận) vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây do nhiều nguyên nhân, mô hình này đã không còn thuận lợi, việc nuôi của người dân trở nên khó khăn khiến số lồng bè ngày một bị thu hẹp. Thậm chí nhiều hộ đã phải bỏ bè, chuyển nghề.
Sau một thời gian “lãng quên” biển, ngư dân Phong Hải (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã đầu tư phương tiện, cải tiến bổ sung ngư lưới cụ, chuyển đổi nghề khai thác phù hợp với ngư trường, trở lại với nghề truyền thống của mình… Thu nhập ổn định
Với giá trị kinh tế cao, dễ trồng được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, cây tếch được Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea Wy, huyện EaH’Leo, tỉnh Đắk Lắk trồng trên diện tích rừng khộp nghèo kiệt.