Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần Định Hướng Cho Người Chăn Nuôi Qui Mô Nhỏ

Cần Định Hướng Cho Người Chăn Nuôi Qui Mô Nhỏ
Ngày đăng: 22/01/2015

Gần đây, mô hình nuôi nhốt vịt theo quy mô nhỏ tại hộ gia đình phát triển khá mạnh ở TP Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL. Mô hình này giúp cải thiện thu nhập cho nhiều gia đình ở nông thôn, nhưng cũng phát sinh nhiều mối nguy về dịch bệnh, môi trường…

* Qui mô nhỏ, hiệu quả cao

Trước đây, mô hình gia cầm, chủ yếu là các loại gà và vịt xiêm theo quy mô nhỏ tại gia đình rất phát triển. Gần đây, các loại vịt ta được nhiều gia đình phát triển nuôi theo dạng nhốt chuồng với số lượng phổ biến từ 10 - 30 con, thậm chí có hộ nuôi từ 50 - 70 con theo hình thức làm chuồng nhốt vịt hoàn toàn trên cạn hoặc tận dụng ao, một đoạn kênh rạch gần nhà giăng lưới, làm chuồng nuôi nửa trên cạn, nửa dưới nước.

Bà Nguyễn Kim Cúc, ngụ xã Định Môn, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ, cho biết: "Những năm gần đây, gia đình tôi có khi nuôi khoảng 50 con theo dạng nhốt chuồng, không thả chạy đồng như trước. Để tiết kiệm chi phí, tôi tìm chuối cây về xắt nhỏ, trộn với cám làm thức ăn cho vịt. Hình thức nuôi này hiệu quả khá cao, nếu xuất bán vịt có giá, mỗi con vịt có thể cho lợi nhuận trên 100.000 đồng chỉ sau hơn 2 tháng nuôi".

Bà Nguyễn Thị Loan, ngụ ấp Định Hòa A, xã Định Môn, huyện Thới Lai, cho biết: "Tôi tận dụng đoạn sông gần nhà thả nuôi vịt và thấy mô hình này có hiệu quả nên tiếp tục duy trì nuôi khoảng 30 con. Dự kiến, vịt xuất chuồng vào dịp Tết Nguyên đán 2015".

Mô hình nuôi nhốt vịt với số lượng khoảng 15 - 20 con, nhiều hộ gia đình có thể bắt cua ốc, tìm thêm các nguồn thức ăn tự chế cho vịt ăn nhằm tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, nuôi vịt với số lượng ít, các hộ gia đình cũng không lo thiếu vốn đầu tư và sợ thua lỗ nặng khi gặp phải dịch bệnh hay đầu ra gặp khó.

Mặt khác, hiện có nhiều giống vịt mới, nuôi mau lớn và có số đầu ký trên mỗi con đạt khá cao như: vịt siêu thịt, vịt siêu ngỗng… nên khá hấp dẫn nhiều người dân. Bà Võ Thị Dung, ngụ phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, cho biết: "Đối với giống vịt siêu ngỗng, chỉ cần nuôi trong 2 tháng 10 ngày có thể xuất bán với mỗi con vịt nặng khoảng 3kg. Nuôi từ 3 tháng trở lên, vịt có thể đạt trọng lượng 4 - 5 kg/con".

* Cần có định hướng

Trước đây nuôi vịt ta chủ yếu theo hình thức nuôi chạy đồng, người nuôi di chuyển đàn vịt đến những ruộng lúa vừa mới thu hoạch để vịt ăn mót lúa đổ, ăn các loại cua, ốc trên đồng…

Nuôi theo hình thức này giúp người chăn nuôi tiết kiệm nhiều chi phí thức ăn nhưng nguy cơ phát sinh và lây lan các loại dịch bệnh trên đàn vịt cũng rất lớn. Hiện nay, nuôi vịt chạy đồng vẫn tồn tại nhưng không còn nhiều thuận lợi so với trước do lượng cá, cua, ốc trên đồng sau các vụ thu hoạch lúa không còn dồi dào nữa.

Người chăn nuôi vịt cũng khó tận dụng nguồn lúa đổ trên đồng để cho vịt ăn do các địa phương thực hiện việc gieo sạ lúa đồng loạt và thu hoạch tập trung trong thời gian ngắn bằng máy gặt đập liên hợp. Điều này khiến nghề nuôi vịt chạy đồng có phần giảm và mô hình nuôi nhốt vịt tại các hộ gia đình có xu hướng phát triển.

Hiệu quả của mô hình nuôi nhốt vịt ta theo quy mô nhỏ tại gia đình đã và đang được khẳng định. Nhiều người tin tưởng, đây sẽ là loại vật nuôi tốt góp phần cải thiện bữa ăn và thu nhập cho các hộ gia đình ở nông thôn. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là mô hình này đang bộc lộ nhiều mối nguy về dịch bệnh và môi trường do người dân làm chuồng nuôi nhốt vịt trên các sông, rạch.

Trong khi đó, vẫn còn một bộ phận cư dân nông thôn sử dụng nước trong sinh hoạt hằng ngày từ các sông, rạch phục vụ cho sinh hoạt. Hơn nữa, do chăn nuôi theo quy mô nhỏ lẻ, phân tán nên dễ làm phát sinh nguy cơ dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia cầm lan rộng, nhất là khi nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chưa quan tâm tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh cho đàn vịt như khi nuôi với số lượng lớn.

Từ thực tế đó, đòi hỏi các ngành chức năng cần quan tâm và có định hướng kịp thời cho người chăn nuôi. Đặc biệt, ngành nông nghiệp và các cơ quan chuyên môn cần kịp thời hỗ trợ, hướng dẫn các hộ dân xây dựng các mô hình chăn nuôi vịt theo hướng an toàn sinh học nhằm giảm các tác động xấu đến môi trường và chủ động phòng chống các loại dịch bệnh, nhất là dịch cúm gia cầm.

Bà Nguyễn Thị Kiều ở phường Phước Thới, quận Ô Môn, cho biết: "Hiện nhiều hộ chăn nuôi vẫn còn rất mơ hồ, chưa biết phải tổ chức chăn nuôi vịt thế nào mới đảm bảo an toàn sinh học. Chúng tôi rất cần được sự hỗ trợ của ngành chức năng".

Hiện nay, khi phát triển nuôi vịt nhốt, đa số các hộ dân chưa mạnh dạn đầu tư nuôi số lượng lớn. Chăn nuôi với số lượng nhỏ, rủi ro tại từng hộ nuôi có thể nhỏ, nhưng rủi ro chung vẫn là rất lớn. Đặc biệt là khi vấn đề về vệ sinh môi trường và chủ động phòng chống dịch bệnh chưa được thực hiện tốt.

Ngoài ra, cũng khó kiểm soát nguồn cung và chất lượng sản phẩm, tình trạng thừa hàng dội chợ cũng dễ xảy ra. Đây là những vấn đề ngành chức năng cần quan tâm để có định hướng kịp thời cho người dân trước sự phát triển của những xu thế chăn nuôi mới.


Có thể bạn quan tâm

Bơm Tạp Chất Vào Tôm Âm Mưu Phá Hoại? Bơm Tạp Chất Vào Tôm Âm Mưu Phá Hoại?

Theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD), tình trạng bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu bắt đầu xuất hiện vào năm 1996 ở ĐBSCL. Từ đó đến nay, nạn bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu vẫn đang nở rộ, nhất là vào thời điểm giáp vụ, khan hiếm nguyên liệu ở khu vực này.

24/12/2014
Bình Định Phát Hiện Nhiều Trường Hợp Sử Dụng “Nghề Cấm” Trong Lĩnh Vực Khai Thác Thủy Sản Bình Định Phát Hiện Nhiều Trường Hợp Sử Dụng “Nghề Cấm” Trong Lĩnh Vực Khai Thác Thủy Sản

Chi cục sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền, vận động người dân sinh sống tại các xã ven biển, ven đầm chung tay với chính quyền địa phương tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đồng thời, thường xuyên tổ chức các đợt tuần tra, kiểm soát tại các điểm nóng, kịp thời xử lý các đối tượng vi phạm

24/12/2014
Chống Rét Cho Vật Nuôi Không Đổ Bệnh Chống Rét Cho Vật Nuôi Không Đổ Bệnh

Thời tiết đang rét đậm kèm theo gió mùa Đông Bắc nên sức đề kháng của vật nuôi và thủy sản giảm, sinh trưởng phát triển chậm, dễ mắc bệnh, thậm chí có thể chết rét hàng loạt nếu như không có biện pháp phòng, chống kịp thời

26/12/2014
Cần Nâng Cấp Hầm Bảo Quản Trên Tàu Khai Thác Hải Sản Cần Nâng Cấp Hầm Bảo Quản Trên Tàu Khai Thác Hải Sản

Những năm qua, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch trong khai thác hải sản của ngư dân Tiền Giang lên đến 30%. Nguyên nhân chính là do hầm bảo quản không đảm bảo, phương pháp bảo quản còn lạc hậu, khiến chất lượng hải sản giảm sút. Do đó, việc nâng cấp hầm bảo quản, áp dụng các phương pháp bảo quản tiên tiến là vô cùng cần thiết, để giảm tổn thất sau thu hoạch.

26/12/2014
Nhọc Nhằn Mùa Biển Động Nhọc Nhằn Mùa Biển Động

“Thời tiết xấu, ngư dân chúng tôi không dám đùa giỡn với tính mạng và tài sản của mình nên phải cho tàu nằm bờ gần một tháng nay”, thuyền trưởng Nguyễn Công (chủ tàu BĐ 95279, trú huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) đang neo đậu tàu tại Âu thuyền Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng chia sẻ.

26/12/2014