Hiệu Quả Từ Tỉa Tán, Tạo Cành Cho Cây Điều
Từ giữa tháng 5 đến nay, trên địa bàn huyện Đạ Huoai (tỉnh Lâm Đồng), đã có hàng nghìn hộ dân hưởng ứng ra quân tỉa thưa, tỉa tán, tạo cành cho cây điều.
Mục tiêu được đặt ra của phong trào nói trên là phấn đấu có trên 90% diện tích điều được nông dân hưởng ứng tỉa thưa, tỉa cành, tạo tán và chăm sóc đúng kỹ thuật để năng suất điều cao hơn. Theo UBND huyện Đạ Huoai, công tác vận động nông dân tỉa thưa, tỉa cành, tạo tán cây điều ở năm 2012 đã mang lại hiệu quả một cách khá rõ rệt. Cụ thể, vụ điều năm 2013 mặc dù bị ảnh hưởng của một cơn bão xảy ra đúng vào thời điểm cây điều ra hoa tập trung nhưng năng suất bình quân của toàn huyện vẫn đạt 8,26 tạ/ha, cao hơn 18,6% so với năng suất điều năm 2012.
Cũng trong năm 2012, toàn huyện đã huy động được 3.190 hộ dân ra quân tỉa cành, tỉa thưa và tạo tán được hơn 73% diện tích trên tổng số 5.100ha cả huyện và năm 2013 này, huyện sẽ phấn đầu tỉa tán, tạo cành cho 90% diện tích.
Theo các chuyên gia, điều là cây ưa sáng, do vậy, trên cùng một cây điều, chỉ những cành ở phía bên ngoài trực tiếp nhận được ánh sáng mặt trời, mới cho hoa và trái; còn những cành nằm phía bên trong tán mặc dầu vẫn hấp thu nguồn dinh dưỡng nhưng không có khả năng nhận được ánh sáng mặt trời, thì khả năng cho hoa và trái rất kém. Nhờ đó, việc tỉa thưa, tỉa cành và tạo tán cho cây điều sẽ làm gia tăng mật độ chồi và diện tích tán hữu hiệu, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, giúp cho vườn cây được thông thoáng, giảm độ ẩm, sâu bệnh…
Để đảm bảo vườn điều được cung cấp ánh sáng hợp lý, đối với các vườn điều có mật độ cây cao (nhiều cây, vì trồng quá dày), thì phải đốn tỉa thưa, chỉ duy trì mật độ từ 100 - 120 cây trên mỗi ha; đồng thời, cần cắt bỏ những cành giao nhau, đảm bảo tán của cây này cách tán cây kia tối thiểu từ 1 - 1,5m, cắt bỏ những cành vô hiệu... Với cách làm trên, dự kiến vụ điều năm 2014, năng suất điều bình quân của toàn huyện Đạ Huoai sẽ được nâng lên ở mức hơn 9,2 tạ/ha, tăng 10% so với hiện nay.
Có thể bạn quan tâm
Sau gần 4 tháng triển khai mô hình trồng nấm sò ở huyện nghèo Mường Nhé bước đầu mang lại hiệu quả thêm hướng thoát nghèo cho người dân nơi đây.
Hiện nay, Hội LHPN phường Mường Thanh (TP. Điện Biên Phủ) có trên 1.200 hội viên, sinh hoạt ở 32 chi hội, trong đó một số hội viên kinh tế còn khó khăn, đời sống bấp bênh do không có thu nhập ổn định.
Hơn 6 năm thực hiện dự án phát triển cây cao su tại Điện Biên, đến nay, Công ty Cổ phần Cao su Điện Biên quản lý và chăm sóc gần 3.343ha phân bố tại các huyện: Điện Biên, Mường Chà, Mường Ảng, Tuần Giáo và TP. Điện Biên Phủ. Công ty đã và đang tập trung củng cố, nâng cao chất lượng vườn cây theo phương châm “chậm và chắc”.
Mức giá trên chỉ áp dụng đối với khối lượng thóc nhập kho tại các đơn vị nêu trong Công văn số 214/TCDT – KH ngày 20/02/2014 của Tổng cục Dự trữ Nhà nước.
Đến thời điểm này, dịch cúm A/H5N1 đã cơ bản được khống chế, không tiếp tục bùng phát và lây lan ra diện rộng. Tuy nhiên, tin tốt này cũng không khiến người chăn nuôi phấn khởi khi mà gia cầm và các sản phẩm gia cầm đang rơi vào cảnh “đại hạ giá”…