Khởi Nghiệp Với Giống Ếch Thái Lan

Đầu năm 2010, qua tìm hiểu anh Lê Đức Anh – thị trấn Tân Minh (Hàm Tân - Bình Thuận) biết giống ếch Thái Lan dễ nuôi, cho hiệu quả kinh tế cao.
Năm 2003, rời mảnh đất Thanh Hóa với hai bàn tay trắng, đôi vợ chồng trẻ vào Nam lập nghiệp và “bén duyên” với mảnh đất Hàm Tân. Từ nguồn vốn hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế gia đình của địa phương, anh mạnh dạn đầu tư 4 triệu đồng làm hồ nuôi 500 con ếch giống. Do vốn ít, hồ nuôi của anh được làm khá đơn giản với diện tích 10m2, đáy hồ lót bạt nhựa để trữ nước, vách hồ được bao bằng lưới xung quanh. Sau thời gian nuôi 75 ngày, ếch cho thu hoạch với trọng lượng trung bình mỗi con từ 250 - 300g.
Ở ngay lứa đầu, anh đã thu lãi trên 3 triệu đồng sau khi đã trừ các khoản chi phí đầu tư. Thấy có hiệu quả, anh tiếp tục giữ 100 con ếch to, khỏe làm giống và làm thêm 3 hồ dùng để nuôi ếch thương phẩm. Ếch giống Thái Lan với ưu điểm dễ nuôi, từ 8 - 10 tháng tuổi là bắt đầu sinh sản, trung bình mỗi con ếch có thể sinh sản từ 1.000 - 4.000 trứng. Do làm chủ được khâu sản xuất con giống nên anh chủ động nuôi thâm canh 2 đợt ếch thương phẩm vào các tháng mùa nắng để dễ tiêu thụ và bán được giá cao. Đối với mùa mưa giá ếch rẻ hơn nên chỉ nuôi một vụ, thả mật độ thưa, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên (cá vụn, ốc bưu vàng) để giảm chi phí.
Nhờ siêng năng ham học hỏi từ sách báo, Đức Anh biết các bệnh của ếch để phòng ngừa hiệu quả. Anh chia sẻ kinh nghiệm: Ếch nuôi trong các hồ có mật độ dày thường mắc một số bệnh như: lở loét đỏ chân, sình bụng, mù mắt, quẹo cổ, thân có những đốm trắng. Khi mắc các bệnh này nếu không chữa trị kịp ếch sẽ chết rất nhanh. Đặc biệt, ếch hay mắc nhất là bệnh sình bụng do ăn phải thức ăn ôi, thiu hoặc cho ếch ăn quá nhiều không tiêu hóa được, nguồn nước nuôi dơ vì ít thay.
Chúng thường có triệu chứng bụng trương phồng, nằm nguyên một chỗ. Để chữa trị bệnh này cần ngưng cho ăn 1 - 2 ngày, làm vệ sinh sạch hồ nuôi. Sau đó, trộn thức ăn với thuốc đặc trị và cho ếch ăn trong ngày. Để đàn ếch phát triển tốt, ít bị bệnh, điều quan trọng nhất là nguồn nước phải đảm bảo sạch và được khử khuẩn trước khi đưa vào bể nuôi, thường xuyên thay nước. Ngoài ra, cần phân loại ếch đúng kích cỡ để tránh việc chúng ăn lẫn nhau…
Về hiệu quả, ếch có thể neo lại chờ giá mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế vì thời gian nuôi càng dài, giá ếch càng cao. Ếch 3 tháng tuổi giá 30.000 đồng/kg, ếch 6 tháng tuổi giá 50.000 đồng/kg. Hiện ếch được các chợ và các trại rắn thu mua làm thức ăn nên bán rất chạy. Được biết, đây là một trong những mô hình mới cho hiệu quả kinh tế cao tại địa phương. Trong điều kiện các vật nuôi khác gặp nhiều khó khăn, mô hình nuôi ếch Thái Lan có triển vọng phát triển, cần nhân rộng để tạo nguồn sản lượng lớn, đủ cung cấp cho thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Theo Cty CP Chế biến tinh bột sắn XK Bình Định (BDSTAR), từ đầu vụ SX (cuối tháng 8/2014) đến nay, giá thu mua sắn là 1.850đ/kg với sắn có hàm lượng tinh bột đạt 30%. “Giá sắn chỉ cần đứng ở mức 1.000đ/kg nông dân đã có lãi”, ông Phan Sĩ Hùng, Phó phòng NN-PTNT huyện Phù Cát (Bình Định), khẳng định.

Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, diện tích nhãn bị tái nhiễm bệnh “chổi rồng” khoảng 626 ha, trong đó 311 ha nhãn bị nhiễm bệnh “chổi rồng” dưới 5 - 10%, 280 ha bị nhiễm bệnh từ 15 - 20%, 35 ha nhiễm bệnh từ 30 - 75%. Diện tích nhãn bị tái nhiễm tập trung ở các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, TX. Gò Công và TP. Mỹ Tho.

Nền nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển vượt bậc, đóng góp to lớn vào thành tựu chung của đất nước. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp những năm gần đây đang giảm dần và bộc lộ những hạn chế yếu kém của một nền nông nghiệp dựa trên kinh tế hộ manh mún, thiếu liên kết, năng suất và chất lượng thấp trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Không giống như vụ Hè-Thu hàng năm là vụ sản xuất và kinh doanh lúa gạo khó khăn nhất trong năm, vụ lúa Hè-Thu 2014 tại Đồng bằng sông Cửu Long đến nay gần như đã kết thúc, lúa thu hoạch tới đâu được doanh nghiệp và thương lái thu mua hết đến đó với giá cao so với mọi năm.

Thị trấn Vàm Láng không chỉ được nhiều người biết đến với cảng cá lớn nhất khu vực Gò Công, Lễ hội Nghinh Ông, Di tích Lăng Ông Nam Hải… mà còn có làng nghề cá khô truyền thống. Cùng với các loại hình chế biến khác như lột ghẹ, lột tôm, chế biến mắm, tôm khô, ruốc khô… nghề phơi cá khô truyền thống đã góp phần đáng kể vào giải quyết việc làm cho lao động và thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động tại địa phương.