Kết Thúc Vụ Tôm Nuôi Đợt 1, Năng Suất Khá Cao

Vụ tôm nuôi đợt 1 năm 2013, nông dân tại vùng chuyển dịch sản xuất huyện U Minh (Cà Mau) đã thả giống trên diện tích gần 12.000 ha.
Mặc dù ngay đầu vụ một số nơi gặp tình trạng tôm bệnh và chết, nhưng do nông dân kịp thời khắc phục và phòng bệnh, đồng thời tiến hành cải tạo, vệ sinh vuông nuôi để thả giống lại nên sản lượng thu hoạch đạt khá.
Nông dân đã thu hoạch hơn 10.000 ha, năng suất bình quân 90 kg/ha, cá biệt có hộ đạt trên 100 kg/ha. Riêng diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất đạt khá cao, có hộ thu nhập hơn 100 triệu đồng/ha.
Ngay sau khi thu hoạch xong vụ tôm nuôi đợt 1, bà con nông dân tiến hành cải tạo lại vuông để thả nuôi đợt 2 năm 2013. Hiện tôm đang phát triển tốt.
Có thể bạn quan tâm

Tuần qua, nỗi lo Trung Quốc cấm biên, nông sản ứ hàng rớt giá thành đề tài nóng xôn xao các thị trường và làm nhức đầu nông dân các tỉnh, nhất là đồng bằng sông Cửu Long.

Nhằm đa dạng hóa đối tượng vật nuôi, giảm rủi ro, tăng thêm thu nhập, nhiều nông dân ở huyện Phú Hòa (Phú Yên) đã mạnh dạn đầu tư vốn nuôi cá nước ngọt.

Ông Nguyễn Minh Thơ có thâm niên hơn 20 năm nuôi tôm thẻ chân trắng ở thôn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh (Khánh Hoà) cho biết: "Nuôi tôm trải bạt vốn đầu tư ban đầu gấp 3 lần so với nuôi tôm trên ao đất nhưng mang lại lợi nhuận cao, bởi tôm ít bị dịch bệnh và người nuôi có thể thu cả vốn lẫn lời chỉ sau 1 - 2 vụ. Hiện hầu hết bà con nơi đây đã chuyển sang nuôi tôm trải bạt.

Ở Sa Pa hiện nay, số người làm nghề nuôi cá hồi đã lên đến con số vài chục, nhưng người biết nuôi cá và làm cho du khách đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác thì chỉ có Nguyễn Trung Hưng.

Theo quy hoạch đã được phê duyệt, đến năm 2020 cả nước sẽ có 800.000ha cao su nhưng đến hết năm 2012, tổng diện tích cao su cả nước đã là 915.000ha, vượt hơn 100.000 ha (13%).