Thanh Long Nghịch Vụ Rớt Một Nửa Giá

Giá thanh long nghịch vụ tại Bình Thuận hiện được thương lái thu mua ở mức từ 8.000-12.000đ/kg, giảm hơn nửa so với thời điểm này năm ngoái.
Trong khi đó chi phí chong đèn để điều khiển ra hoa trái vụ tăng cao, khiến nhà vườn không có lãi mấy.
Nông dân Nguyễn Văn Hưng, thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc, một người trồng thanh long có thâm niên cho biết, chưa năm nào giá thanh long nghịch vụ lại rớt giá thê thảm như hiện nay, chỉ dao động ở mức từ 8.000-12.000đ/kg (tùy loại), giảm hơn nửa so với thời điểm năm ngoái.
Trong khi đó chi phí đầu tư cho đợt chong đèn hiện nay như phân, thuốc BVTV, công, điện chong đèn, đều tăng cao nên khi thu hoạch, trừ chi phí nông dân không có lãi mấy. Ông Hưng còn cho biết, như gia đình ông có 400 trụ thanh long.
Thời điểm năm ngoái với diện tích trên, ông chong đèn thu hoạch được gần 4 tấn trái, bán với giá 22.000đ/kg, sau tri trừ tất cả chi phí gia đình ông lãi hàng chục triệu đồng. Còn năm nay cũng chong đèn chừng ấy diện tích, thu hoạch hơn 4 tấn, nhưng chỉ bán được giá từ 9.000đ/kg, sau khi trừ chi phí gia đình ông chỉ huề vốn.
Cùng cảnh ngộ với gia đình ông Hưng, gia đình ông Nguyễn Văn Trưởng, xã Hàm Phú cũng vừa mới thu hoạch được 5 tấn trái thanh long, bán với giá trung bình 10.000đ/kg, sau khi trừ chi phí ông không có lãi.
Gặp chúng tôi ông Trường than vãn: “Giá thanh long nghịch vụ năm nay thương lái thu mua không ổn định, lúc chỉ thu mua với giá 7.000-8.000đ/kg, lúc nhích lên 15.000-16.000đ/kg, nhưng sau đó vài hôm lại giảm chỉ còn 8.000-12.000đ/kg cho đến nay. Trồng thanh long chúng tôi chỉ đợi bán những đợt nghịch vụ mà giá này thì đắng cả miệng”.
Hiện các DN thu mua thanh long giải thích với người dân nguyên nhân rớt giá là do bên Trung Quốc vào mùa đông, nhu cầu cần những loại trái cây mát cũng hạn chế, vì vậy hàng bị ứ đọng nhiều.
Theo ông Nguyễn Cao Trí, một nhà vườn, để trồng thanh long nghịch vụ có lãi thì giá thu mua phải từ 14.000đ/kg trở lên, còn dưới 10.0000đ/kg thì cầm chắc thua lỗ.
Bởi nếu tính chi phí chong điện thắp sáng gần 20 đêm cho thanh long ra hoa, nông dân cũng mất khá nhiều tiền rồi, chưa kể tiền phân thuốc, mua rơm đắp gốc…
Mặt khác, việc thanh long thời điểm này rớt giá cũng khiến nhiều nhà vườn chọn phương án bán búp thanh long để thu lại tiền vốn chong đèn. Vì theo họ nếu để trái, công chăm sóc phải kéo dài thêm gần 2 tháng nữa, sẽ có nhiều chi phí phát sinh.
Chị Phan Thị Thi, một người mua búp thanh long cho cơ sở thu mua búp thanh long Hoa Bá Vương, xã Hàm Trí cho biết, khoảng 2 tháng nay cơ sở này mua rất nhiều búp thanh long của nông dân, nhiều hơn cả chính mùa. Hiện 9 máy sấy búp thanh long phải hoạt động hết công suất mới đủ thu mua hết nguồn búp mà bà con bán liên tục cho cơ sở. Mặc dù giá búp hiện nay cơ sở vẫn thu mua ở mức 3.500đ/kg, nhưng với giá trên bà con phần nào cũng thu lại chi phí tiền điện.
Ông Phạm Hữu Thủ, Trưởng phòng Nông nghiệp, Sở NN-PTNT Bình Thuận cho biết, thời điểm này bà con đang bước vào đợt 2 vụ chong đèn để điều khiển thanh long ra hoa trái vụ. Hiện nay nguồn điện đã ổn định, nên diện tích chong đèn và sản lượng thu hoạch tương đương với thời điểm chính vụ, từ 35-40 ngàn tấn/tháng. Tuy nhiên giá thanh long hiện nay có sự biến động hàng ngày, lúc thấp, lúc cao cũng phần nào ảnh hướng đến thu nhập của người dân.
Có thể bạn quan tâm

Chứng kiến khu trang trại mênh mông, với những ao nuôi cá cho doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm, ít ai nghĩ người gây dựng nên cơ nghiệp này lại là một phụ nữ tuổi ngoài 50. Bà chủ của trang trại ấy là Nguyễn Thị Liệu, thôn Yên Lạc, xã Đồng Văn (huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc).

Những ngày này, về xã Thạnh Mỹ (Tân Phước - Tiền Giang), nhìn những trái khóm (miền Bắc gọi là dứa, miền Trung gọi là thơm) phụng, khóm son màu sắc rực rỡ, hình dáng độc đáo vươn mình trong nắng ấm, chúng tôi cảm nhận dường như không khí Tết Nguyên đán đang đến rất gần. Hiện, bà con đang tất bật chăm sóc để kịp cung ứng cho thị trường trái cây trưng mâm ngũ quả ngày Tết.

Trồng sầu riêng trong vườn nhà, bón phân dơi và áp dụng kỹ thuật tốt, ông Lê Văn Sáu (65 tuổi), ở ấp Tân Thành, xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) có thu nhập hàng tỷ đồng.

“Phi thương bất phú”, bởi vậy ở cái tuổi 76 ông Phạm Văn Chép thôn Trung tâm xã Hợp Thịnh - Hiệp Hòa (Bắc Giang) vẫn quyết tâm làm kinh tế, phát triển trang trại nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng cây lẫy gồ, cây ăn quả, nuôi gia cầm và đã cho thu bạc tỷ mỗi năm.

So với cấy lúa, trồng ngô ở vùng nông thôn thì trồng cây phật thủ cho thu nhập cao gấp 4 đến 5 lần. Đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Văn Khuyên xóm Thông, Hợp Thịnh, Kỳ Sơn (Hòa Bình) nhờ cây trồng này mà đưa cuộc sống của gia đình từ khó khăn vươn lên làm giàu ngay tại mảnh đất quê hương.