Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần bảo vệ nhãn hiệu nông phẩm

Cần bảo vệ nhãn hiệu nông phẩm
Publish date: Friday. November 13th, 2015

Không đâu xa, thanh long Bình Thuận vốn là cây trồng giúp cho nhiều nông dân làm giàu với giá bán bình thường cũng không dưới 15.000đ/kg, còn nếu trúng đợt hàng xuất khẩu thì cũng gần gấp đôi giá này.

Gần đây, tình trạng một số nông phẩm liên tục bị “rớt giá” làm cho không ít nông hộ lâm vào cảnh khó khăn.

Không đâu xa, thanh long Bình Thuận vốn là cây trồng giúp cho nhiều nông dân làm giàu với giá bán bình thường cũng không dưới 15.000đ/kg, còn nếu trúng đợt hàng xuất khẩu thì cũng gần gấp đôi giá này.

Thế nhưng nay thì không được vậy, giá bán tại vườn đã giảm một nửa so với giá nêu trên nên thua lỗ là cái chắc, lại bán không chạy do nhu cầu tiêu dùng trong nước không cao.

Đối với tỉnh ta, chỉ mới qua mấy cơn mưa dầm sau thời gian dài nắng hạn, vui một lẽ là nhiều hồ chứa đã dần dần tích nước, nhiều vùng “đồng khô cỏ cháy” vài tháng trước đây thì nay đã “hồi sinh” với màu xanh của cây lương thực, cây màu…

Đáng nói là, những vùng như Thái An, Vĩnh Hy (Ninh Hải) nhờ có mưa đã cứu được không ít diện tích cây đặc sản như nho, đồng thời bổ sung lượng nước ngầm để nông dân “dự trữ” bơm tưới cho cây trồng…

Tuy vậy, đây đó vẫn “phảng phất” nỗi buồn do mưa đã làm cho một số diện tích nho đang cho trái bị cầm màu do úng thủy; một số diện tích đang kết trái bị nấm hại..

Đáng lo hơn cả là tuy chưa thu hoạch rộ nhưng giá nho đã giảm đáng kể, có thời điểm nhà vườn phải cắt bán chợ đại trà với giá chỉ từ 5.000- 7.000đ/kg.

Nay tại một số chợ nho đỏ giá nhích lên trên dưới 10.000đ/kg.

Còn thực tế bán tại vườn cũng chỉ 7.000 - 8.000đ/kg là cùng.

Với giá cả như vậy đã làm rầu lòng người trồng nho vì lỗ chi phí.

Táo xanh cũng trong tình trạng tương tự, giá không cao do không có độ ngọt, thậm chí bị chua vì tích quá nhiều nước.

Đúng là không mưa cũng khổ mà mưa cũng… khổ!

Thực chất của vấn đề là không phải trên thị trường “thừa” nho Ninh Thuận để rồi phải mất giá mà trong đó có tình trạng “nhản hiệu” nho của tỉnh đã bị nhiều người bán ở một số tỉnh, thành, nhất là Hà Nội và TP.

Hồ Chí Minh “gán” cho nho Trung Quốc mà theo họ là để cho… dễ bán!.

Có tiểu thương chuyên cung cấp nho cho một số vựa ở tp.

Hồ Chí Minh cho biết, hiện nhiều người tiêu dùng tỏ ra nghi ngờ “nho gốc” của “chính hiệu” Ninh Thuận bởi tình trạng “đánh tráo” nhãn hiệu nêu trên.

Vì lợi nhỏ mà một số người buôn bán đã “vô tình” hại người trồng nho bằng chính việc tạo nên sự hoài nghi về trái cây đặc sản của tỉnh.

Trong khi đó, để bảo vệ cho nhãn hiệu nho Ninh Thuận thì chính người nông dân cũng bất lực; người tiêu dùng thì thiếu thông tin để khả dĩ phân biệt đâu là thật đâu là giả!.

Thời gian qua, không chỉ có nho mà nhiều sản phẩm khác của tỉnh cũng bị “nhái” trong đó có tỏi, táo xanh, hành tím…

Trước thực trạng đó, để bảo vệ người sản xuất, vấn đề đặt ra là tỉnh cần chỉ đạo cơ quan chức năng có giải pháp để bảo vệ nhãn hiệu nông phẩm của tỉnh, nhất là công bố rộng rãi thông tin để người tiêu dùng biết, lựa chọn.


Related news

Tăng Cường Các Biện Pháp Bảo Vệ Con Nuôi Thủy Sản Tăng Cường Các Biện Pháp Bảo Vệ Con Nuôi Thủy Sản

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi thủy sản ở tỉnh Nam Định đã và đang có bước phát triển mạnh. Nghề nuôi thủy sản đang chuyển dần từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh, nuôi công nghiệp với quy mô lớn, tạo ra sản phẩm tập trung có giá trị kinh tế và xuất khẩu.

Tuesday. August 6th, 2013
Ca Cao Cứu Vườn Dừa Ở Vĩnh Long Ca Cao Cứu Vườn Dừa Ở Vĩnh Long

Từ một loại cây trồng xen, “núp bóng” dừa để tăng thu nhập, thì nay ca cao đã dần khẳng định chỗ đứng khi giá dừa còn quá bấp bênh.

Monday. September 24th, 2012
Lập Nghiệp Từ Xoài Lập Nghiệp Từ Xoài

Ở tuổi 27, anh Nguyễn Văn Nhã (sinh năm 1985, xã Cam Hiệp Bắc, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đã là chủ nhân của vườn xoài hơn 7 năm tuổi (diện tích 6 sào), mỗi năm cho thu nhập từ 80 - 100 triệu đồng. Anh còn trồng thêm mía, mì; dự định mở rộng vườn tược thực hiện mô hình kinh tế trang trại.

Monday. September 24th, 2012
Hạ Lang Phát Triển Chăn Nuôi Dê Hàng Hóa Hạ Lang Phát Triển Chăn Nuôi Dê Hàng Hóa

Mấy năm gần đây, nhân dân huyện Hạ Lang đã phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương đầu tư phát triển đàn dê trở thành hàng hóa, góp phần tích cực trong công tác xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập.

Wednesday. June 19th, 2013
Diện Tích Sả Tăng Đột Biến Diện Tích Sả Tăng Đột Biến

Toàn huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) có trên 450 ha trồng sả, tăng gấp 10 lần so với đầu năm 2013, chủ yếu tập trung tại xã: Phú Thạnh, Phú Đông và Phú Tân. Nhiều bà con nơi đây cho biết, trồng sả mang lại lợi nhuận kinh tế cao gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa và nông dân hiện trồng xen canh 1 vụ sả, 1 vụ lúa. Giá sả thương phẩm hiện tại được các thương lái từ Bình Điền, Thủ Đức, Hóc Môn đến mua với giá 5.500 đồng/kg, lúc cao điểm giá lên tới 7.500 đồng/kg. Sau 3 tháng trồng sả, bà con nơi đây thu lãi gần 10 triệu đồng/1.000 m2 đất.

Tuesday. August 6th, 2013