Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Đạt 2,5 Tỷ Đồng/ha/năm

Tại Lâm Đồng, doanh thu 1 ha đất nông nghiệp sản xuất theo hướng công nghệ cao đạt thấp nhất 250 triệu đồng, cao nhất 2,5 tỷ đồng/năm.
Đó là con số từ thực tế trong khóa học tập mô hình nông nghiệp có tưới điển hình tại Lâm Đồng diễn ra từ ngày 9 đến 11/1, do dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới tổ chức với sự tham gia của lãnh đạo 7 tỉnh, sở, ngành có liên quan đến dự án.
Trong khóa học này, các đại biểu tham quan một số mô hình tiêu biểu tại Lâm Đồng như chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau theo hướng VietGAP của trang trại Phong Thúy tại thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng.
Theo ông Nguyễn Hồng Phong, chủ trang trại, 1 ha đất tại trang trại Phong Thúy cho thu 2,5 tỷ đồng/năm và còn có thể tiếp tục nâng cao hơn nữa.
Mô hình rau áp dụng công nghệ tưới phun và tưới nhỏ giọt của Cty Khang Thịnh, chi nhánh Netafim Lâm Đồng, tại huyện Đức Trọng, ông Vũ Kiên Trung, đại diện Netafim Việt Nam trình bày về các giải pháp hiệu quả để tưới tiết kiệm mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh. Nhờ mô hình tưới tiêu thông minh này mà nhà vườn có thể tiết kiệm được một khoản chi phí lớn, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành nông phẩm để nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường.
Ông Lê Văn Minh, Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết, Lâm Đồng đã có 39.000 ha rau, hoa được ứng dụng công nghệ cao. Doanh thu 1 ha đất nông nghiệp sản xuất theo hướng công nghệ cao đạt thấp nhất 250 triệu đồng, cao nhất 2,5 tỷ đồng/năm.
Có thể bạn quan tâm

Có dịp về thăm Đô Lương (Nghệ An), ai cũng dễ dàng nhận thấy sự thay đổi rõ rệt nhất là hệ thống giao thông từ trung tâm huyện đến các xã vùng chiêm trũng hay đồi núi đều được trải nhựa, đổ bê tông phẳng lì, không ai nghĩ đây từng là huyện thuần nông nghèo khó ngày nào.

UBND TP.Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 13 về việc tăng cường công tác phòng, chống hạn hán, đối phó với hiện tượng El Nino trên địa bàn thành phố.

Không chỉ nổi tiếng là vùng có sản lượng lúa chất lượng cao lớn, tỉnh Sóc Trăng còn có những mô hình giúp cho nhà nông tiếp cận được kỹ thuật mới, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong đó, tiêu biểu là mô hình áp dụng “3 giảm 3 tăng” và kỹ thuật trồng lúa SRI.

Với 700 hộ nuôi rắn truyền thống đảm bảo được thu nhập khá, nhiều người dân xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) đã đóng góp tích cực trong việc xây dựng nông thôn mới (NTM). Dự kiến, cuối năm 2015 này, xã Vĩnh Sơn sẽ hoàn thành toàn bộ 19 tiêu chí NTM.

Ông Hoàng Thanh Vân – Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, để kiểm soát được chất cấm trong chăn nuôi, vấn đề quan trọng nhất là phải có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, trong đó Hà Nội phải đi đầu.