Cấm xuất chuồng 500 con heo có dư lượng chất tạo nạc

Cách đây 15 ngày, trại nuôi heo này đã bị ngành chức năng cấm, không cho xuất chuồng do phát hiện có dư lượng chất tạo nạc vượt mức quy định.
Trước đó, từ ngày 21 - 23.10.2015, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Ninh phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường Công an Tây Ninh tiến hành thanh tra, lấy mẫu xét nghiệm đột xuất tại 6 trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
Ban đầu, đoàn thanh tra phát hiện có 1 mẫu nước tiểu của heo tại trại chăn nuôi của ông Trịnh Văn Tâm dương tính với với chất tạo nạc Salbutamol.
Đoàn thanh tra lấy 1 mẫu dương tính gửi Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc thú y Trung ương II tại Thành phố Hồ Chí Minh, để tiếp tục phân tích định lượng.
Theo phiếu kết quả phân tích, hàm lượng chất tạo nạc Salbutamol có trong mẫu nước tiểu này là 3,21 ppb, vượt 1,605 lần so với mức cho phép, vi phạm trong việc sử dụng thức ăn có chất cấm trong chăn nuôi.
Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ trang trại, ông Trịnh Văn Tâm với mức phạt tối đa là 20 triệu đồng; buộc cơ sở chăn nuôi này tiếp tục nuôi dưỡng vật nuôi (500 con heo) đã sử dụng chất tạo nạc Salbutamol, đến khi được ngành chức năng kiểm tra lại không còn tồn dư chất cấm, mới được phép xuất bán ra thị trường.
Liên quan đến vấn đề này, trong tháng 9.2015, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh cũng đã kiểm tra, phát hiện và xử phạt 5 cơ sở chăn nuôi heo khác trên địa bàn với tổng số tiền phạt là 80 triệu đồng, do phát hiện chủ cơ sở có sử dụng chất tạo nạc Salbutamol trong chăn nuôi.
Related news

Sơn Tây là huyện miền núi phía tây Quảng Ngãi được mệnh danh là xứ ngàn cau. Nơi đây có những chuyện khá ly kỳ: Thương lái thu mua cau non rồi… đổ bỏ, chủ vườn dùng dây thép gai quấn quanh thân hay gắn dao lam vào thân cau để phòng ngừa kẻ gian trộm cau.

Đánh giá này trong báo cáo nghiên cứu về hợp tác, liên kết nông dân trong sản xuất nông nghiệp do RCD và Oxfam đồng thực hiện, vừa công bố.

Trung bình mỗi năm, ngành chăn nuôi cần thêm 1 triệu tấn thức ăn chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu trong nước; đồng nghĩa với việc, ngành chăn nuôi ngành càng phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập.

Trong những năm qua, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các nước trong khu vực, trong khi cơ chế xuất khẩu gạo lại mang lại nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.

Thời điểm này, nhiều gia trại, trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đang tích cực tái đàn, mở rộng sản xuất, phục vụ nhu cầu thực phẩm cuối năm. Điều đáng mừng là sau thời gian dài giảm giá, hiện nay, giá các loại gia súc, gia cầm (GSGC) đang bắt đầu nhích lên, người chăn nuôi trong tỉnh yên tâm đầu tư tái đàn.