Cái Bè (Tiền Giang) Ghép Nhãn Ido Phòng Bệnh Chổi Rồng

Hiện tại, huyện Cái Bè (Tiền Giang) có 1.369 ha trồng nhãn tiêu da bò, trong đó có 550 ha nhãn bị nhiễm bệnh chổi rồng với tỷ lệ từ 30-70%. Một số nhà vườn lấy bo nhãn Ido ghép sang gốc nhãn tiêu da bò bị bệnh, để phòng chống dịch bệnh này.
Theo nhiều nông dân, nhãn Ido hình dạng trái như nhãn tiêu nhưng cơm dầy, hạt nhỏ, trái to, vị ngọt dịu, vỏ trái mỏng và năng suất cao hơn nhãn tiêu. Vì vậy, nhãn Ido được người tiêu dùng ưa chuộng và giá luôn ở mức cao. Các ngành chuyên môn cho rằng, cách làm này rất linh hoạt, ngoài rút ngắn thời gian mà có thể giữ lại gốc nhãn tiêu.
Nhãn ghép này hầu như không bị nhiễm bệnh hoặc có tỷ lệ nhiễm rất thấp. Đây là hướng đi mới cho những vườn nhãn tiêu bị bệnh chổi rồng nặng. Hiện tại, nông dân đã làm theo phương pháp này được hơn 10 ha, bước đầu cho hiệu quả khả quan.
Có thể bạn quan tâm

Mất mùa, rớt giá đã làm nhiều người dân ở thủ phủ thanh long Bình Thuận lao đao

Ngày 19-11, UBND huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) tổ chức Lễ ký kết hợp đồng tiêu thụ cam sành sạch VietGAP giữa Công ty cổ phần Đầu tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam (Hà Nội) với Ban quản lý Xây dựng thương hiệu cam sành Hàm Yên.

Hội đồng KH & CN huyện Châu Thành (Hậu Giang) vừa thông qua đề tài “Tìm hiểu nguyên nhân hiện tượng chanh lá đứng và đề xuất biện pháp phòng chống” do thạc sĩ Trần Hồng Đức, Phó trưởng phòng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, làm chủ nhiệm.

Thời gian gần đây, tại các vùng nông thôn ở Long An xuất hiện một số người mang giống gà lạ về bán cho bà con nuôi thử

Ông Vũ Ngọc Hà, thôn Đươi, xã Đoàn Thượng (huyện Gia Lộc) cho biết, trồng dưa lê chất lượng cao đầu tư nhiều hơn nhưng mỗi sào cho lãi cao hơn 1,5 – 2 lần trồng dưa thường.