Cái Bè (Tiền Giang) Ghép Nhãn Ido Phòng Bệnh Chổi Rồng

Hiện tại, huyện Cái Bè (Tiền Giang) có 1.369 ha trồng nhãn tiêu da bò, trong đó có 550 ha nhãn bị nhiễm bệnh chổi rồng với tỷ lệ từ 30-70%. Một số nhà vườn lấy bo nhãn Ido ghép sang gốc nhãn tiêu da bò bị bệnh, để phòng chống dịch bệnh này.
Theo nhiều nông dân, nhãn Ido hình dạng trái như nhãn tiêu nhưng cơm dầy, hạt nhỏ, trái to, vị ngọt dịu, vỏ trái mỏng và năng suất cao hơn nhãn tiêu. Vì vậy, nhãn Ido được người tiêu dùng ưa chuộng và giá luôn ở mức cao. Các ngành chuyên môn cho rằng, cách làm này rất linh hoạt, ngoài rút ngắn thời gian mà có thể giữ lại gốc nhãn tiêu.
Nhãn ghép này hầu như không bị nhiễm bệnh hoặc có tỷ lệ nhiễm rất thấp. Đây là hướng đi mới cho những vườn nhãn tiêu bị bệnh chổi rồng nặng. Hiện tại, nông dân đã làm theo phương pháp này được hơn 10 ha, bước đầu cho hiệu quả khả quan.
Related news

Không những mang lại hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích cho thu nhập cao cải thiện đời sống của người dân miệt biển, mà còn khai thác tối đa tiềm năng đất đai trong mùa mưa, cải tạo độ phì nhiêu của đất cho vụ nuôi tôm sú, môi trường ổn định và phát triển bền vững của mô hình.

Cùng với các loại hoa quả, cây cảnh... được tạo dáng, chăm sóc kỹ để phục vụ người tiêu dùng vào dịp Tết Canh Dần, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận còn có thêm sản phẩm mới là cá diêu hồng (còn gọi là cá rô phi đỏ) đang được tiêu thụ mạnh

"Nhân rộng mô hình ND sản xuất kinh doanh giỏi là giải pháp thiết thực để góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ở những vùng đặc biệt khó khăn như Tân Uyên" - ông Đặng Xuân Hòa - Chủ tịch Hội ND huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu khẳng định.

Trước đây, gia đình anh Thanh cùng với những anh em ruột chỉ trồng các loại cây ngắn ngày như: bắp, lúa, đậu để giải quyết cuộc sống hằng ngày

Nhiều nông dân sản xuất hoa màu đều cho rằng khổ qua là giống “khó ăn” nhất vì lá và trái thường bị sâu bệnh, dễ héo dây và thối rễ