Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Đầu Tiên Ở Cồn Tàu Ở Bến Tre

Người Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Đầu Tiên Ở Cồn Tàu Ở Bến Tre
Ngày đăng: 14/05/2013

Cách chăm sóc thanh long đơn giản và không tốn nhiều công như cây nhãn hay các loại cây ăn quả khác. Một người giỏi giang có thể canh tác 5 - 7 công, với sản lượng trung bình 3 tấn/công.

Anh Còn đã trồng nhiều loại cây ăn quả trên mảnh vườn của mình, như quít đường, nhãn… Loại cây nào anh trồng sản lượng cũng cao. Chính vì vậy nên ở nơi xa xôi cồn bãi giữa dòng sông Tiền này mà anh đã nuôi hai người con thành tài (một là giáo viên và một là kỹ sư).

Anh Nguyễn Văn Kim Còn ở Cồn Tàu (xã Tam Hiệp - Bình Đại - Bến Tre) đã mạnh dạn mang giống thanh long ruột đỏ từ Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam về quê trồng hai năm nay,

Lợi nhuận thu được khá cao.

Lâu nay, nhiều nông dân cứ lầm tưởng thanh long chỉ thích hợp với vùng đất cát, như Bình Thuận, Long An… Thật ra, thanh long ruột trắng hay thanh long ruột đỏ đều thích nghi với thổ nhưỡng ở Cồn Tàu. Năm rồi, ngày thường giá thanh long 20.000 đồng/kg nhưng khi Tết đến tăng lên 45.000 đồng/kg. Nghe thanh long ruột đỏ “lên ngôi”, nhiều nông dân đã tìm đến anh để mua giống. Vậy là anh có thêm thu nhập từ nguồn thu này. Năm vừa rồi, anh Còn bán được 6.000 hom giống chiết ra từ 2,5 công đất, với giá 10.000 đồng/hom. Thấy hiệu quả kinh tế từ hình thức kinh doanh này khá, anh Còn mạnh dạn trồng tiếp 2,5 công. Và hiện nay anh đang xuống giống thêm một mẫu, ở xã Phú Long (Bình Đại), đồng thờiụ sang xã Tân Mỹ (Ba Tri) mua thêm 2 công đất chuẩn bị trồng loại cây “hái ra vàng” này. Ngoài ra, anh còn tận dụng nuôi rắn, nuôi ba ba, tăng thêm nguồn thu nhập.

Với giá cả như hiện nay, một công đất trồng thanh long người dân thu về 30 triệu đồng. Ấy là chưa cộng tiền bán hom giống. Thanh long mùa thu hoạch được 6 tháng. Nếu nhà vườn áp dụng biện pháp kích thích, sẽ thu hoạch suốt năm. Có hai cách kích thích để thanh long ra hoa. Một là chong bóng đèn điện và chấm thuốc vào nụ hoa mà nông dân thường gọi là mắc gai. Hiện nay, toàn tỉnh chỉ có anh Còn và anh Hà Văn Nghiệm (cũng ở Cồn Tàu) là rất thành công với loại thanh long ruột đỏ giống H14 này. Anh Nghiệm nuôi con ăn học đến thạc sĩ, cử nhân và giảng viên đại học, cũng từ làm nông nghiệp. Chính anh Còn và anh Nghiệm “dắt tay nhau” làm giàu là nhờ luôn luôn học tập, tiếp thu khoa học nông nghiệp, cần mẫn, và nắm bắt kịp thời giá cả thị trường.

Theo anh Lê Quốc Dũng - cán bộ khuyến nông xã, xã đang vận động để nhân rộng mô hình trồng thanh long ruột đỏ.


Có thể bạn quan tâm

Người hồi sinh thung lũng Cọ Phiêng Dìa Người hồi sinh thung lũng Cọ Phiêng Dìa

Không chỉ hồi sinh thung lũng Cọ Phiêng Dìa hoang hóa, anh Lò Văn Nghĩ (bản Sẳng, xã Chiềng Xôm, thành phố Sơn La) còn trực tiếp hướng dẫn các hộ nghèo cách làm ăn bằng chính mô hình trang trại của mình.

14/09/2015
Lạ đời giống gà ta có lông mọc dưới chân Lạ đời giống gà ta có lông mọc dưới chân

Dù chỉ là giống gà ta bình thường chứ không phải loại quý hiếm như gà Tò "tiến vua" ở Quỳ Phụ (Thái Bình) nhưng cặp gà gồm 1 trống, 1 mái của bà Nguyễn Thị Nga (52 tuổi, ở thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi) vẫn có lông phủ từ khuỷu đến tận bàn chân.

14/09/2015
Về thông tin tẩm độc sầu riêng ở Đăk Lăk Coi chừng nông dân vạ lây Về thông tin tẩm độc sầu riêng ở Đăk Lăk Coi chừng nông dân vạ lây

Nhiều cơ sở thu mua sầu riêng tại Đăk Lăk vừa bị phát hiện dùng hóa chất tẩm cho sầu riêng chín nhanh, đều. Chưa biết tác hại thực sự của việc làm này đến đâu, song rõ ràng đã ít nhiều ảnh hưởng đến thương hiệu sầu riêng Đăk Lăk.

14/09/2015
Thoát cảnh ăn sáng lo trưa, khấm khá hơn nhờ cừu Thoát cảnh ăn sáng lo trưa, khấm khá hơn nhờ cừu

15 năm về trước, kinh tế gia đình anh Nguyễn Thành Nga (thôn Gò Sạn, xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) rất khó khăn, tình cảnh “ăn sáng lo trưa”. Gia đình anh chỉ khá lên kể từ khi anh vay được nguồn vốn của Ngân hàng NNPTNT huyện Thuận Bắc để làm ăn.

14/09/2015
Kinh nghiệm phát triển Hội ở vùng đô thị hóa Kinh nghiệm phát triển Hội ở vùng đô thị hóa

Ý kiến trao đổi của ông Nguyễn Hữu Trí - Chủ tịch Hội Nông dân (ND) quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) sẽ góp phần làm rõ hơn kinh nghiệm, giải pháp xây dựng và phát triển Hội ND ở các vùng đô thị hóa hiện nay.

14/09/2015