Trang chủ / Cây ăn trái / Bưởi

Cách Thiết Kế Vườn Để Trồng Bưởi

Cách Thiết Kế Vườn Để Trồng Bưởi
Ngày đăng: 12/02/2011

Hỏi: Cách thiết kế vườn để trồng bưởi và những yếu tố nào cần quan tâm khi thiết kế vườn? Nên trồng bưởi với khoảng cách bao nhiêu? Cây bưởi vào mùa mưa có cần dùng nilon che gốc như che gốc sầu riêng để xử lý ra hoa hay không?

Đáp (Thạc sĩ Lê Thanh Phong): Trong nhóm cây có múi (cam, chanh, quýt, bưởi) thì bưởi là cây tương đối dễ trồng và có thể chịu hạn, chịu úng khá hơn. Để trồng bưởi đạt hiệu quả cần phải lưu ý một số vấn đề khi thành lập vườn:

- Vùng ĐBSCL do có mực thủy cấp gần lớp đất mặt nên khi trồng bưởi cần phải lên liếp và trồng trên mô, tạo điều kiện để sau này dễ bồi liếp và nâng dần lớp đất mặt cao lên nhằm hạn chế hiện tượng thối rễ khi cây bị ngập úng trong mùa mưa lũ (tháng 9, 10dl) hàng năm. Liếp rộng 6 - 8m và nên xẻ những rãnh thoát nước dọc hoặc ngang với độ sâu khoảng 5 tấc, rộng 3 tấc. Mô nên đắp theo hình tròn cao 3 - 5 tấc, đường kính 6 - 8 tấc. Lưu ý khi lên liếp phải tránh không đưa lớp đất phèn tiềm tàng bên dưới lên trên vì như thế sẽ phải mất một thời gian rất lâu để sửa chữa lại và cây trồng cũng rất khó sinh trưởng. Trong quá trình bồi liếp, bồi mô cũng không nên sử dụng lớp đất quá sâu dưới mương để tránh phèn gây độc cho cây trồng.

- Khoảng cách trồng là 5m x 5m nếu trồng thưa và trồng dày thì khoảng cách là 4m x 5m (cây cách cây 4m, hàng cách hàng 5m). Nên bố trí trồng theo kiểu nanh sấu, tức là trồng hàng so le nhau.

- Nếu trồng cây chiết thì nên chọn cây đã có 3 - 4 nhánh con phân bố đều trên cây và trồng thẳng chứ không cần đặt cây nghiêng. Khi cây bưởi phát triển nhánh, nếu nhánh hẹp quá thì có thể dùng đá hay các vật liệu nặng kéo nghiêng xuống khoảng 60 độ so với trục thân chính để gốc cây phân bố tương đối rộng và tiếp tục chăm sóc thì cây sẽ phát triển tốt.

- Hàng năm có một mùa lũ nên khi thiết kế vườn cần có đê bao và cống bọng để dễ dàng chủ động được nước. Tuy cây bưởi không chịu úng tốt nhưng nếu ngập trong một thời gian ngắn thì cũng không ảnh hưởng nhiều nên mùa mưa cũng không cần phải đậy liếp và che gốc bằng nilon giống như


Có thể bạn quan tâm

Chăm sóc, phục hồi cây có múi sau hạn - mặn Chăm sóc, phục hồi cây có múi sau hạn - mặn

Trong những năm gần đây, diện tích trồng cây có múi, đặc biệt là bưởi Da Xanh tại Bến Tre phát triển khá nhanh, kể cả trên những vùng có ảnh hưởng mặn hàng năm

24/04/2017
Phục hồi vườn Bưởi da xanh sau thu hoạch Phục hồi vườn Bưởi da xanh sau thu hoạch

Trong dịp Tết Nguyên Đán 2017 vừa qua, nông dân trồng bưởi da xanh rất phấn khởi vì đa số các vườn bưởi Da xanh đã đạt được một vụ mùa bội thu

24/04/2017
Ong ký sinh kiểm soát sâu đục trái bưởi – biện pháp sinh học đầy triển vọng Ong ký sinh kiểm soát sâu đục trái bưởi – biện pháp sinh học đầy triển vọng

Diện tích bưởi da xanh ngày càng mở rộng vì hiệu quả kinh tế từ cây bưởi mang lại không nhỏ, nếu không muốn nói là cao nhất nhì trong các loại cây ăn trái

26/04/2017
Quản lý nhóm Rệp sáp hại cây Bưởi Da xanh Quản lý nhóm Rệp sáp hại cây Bưởi Da xanh

Để quản lý tốt nhóm rệp sáp nhằm hạn chế thiệt hại do chúng gây ra, chúng tôi khuyến cáo một số biện pháp quản lý như sau

26/04/2017
Khắc phục hiện tượng nứt trái Trên cây bưởi da xanh Khắc phục hiện tượng nứt trái Trên cây bưởi da xanh

Hiện nay trên cây bưởi da xanh hiện tượng nứt trái xảy ra khá phổ biến, hiện tượng nứt trái nầy không chỉ xuất hiện trên cây bưởi mà còn xuất hiện trên các loại

26/04/2017