Trẻ Hóa Cây Bưởi Năm Roi - Tăng Hiệu Quả Kinh Tế

Thực hiện quy trình “trẻ hóa” cây bưởi Năm Roi, sau ba năm, vườn bưởi 10-30 năm tuổi sẽ phát triển như bưởi 4-6 năm tuổi, cây chắc khỏe, cho năng suất tăng gấp đôi.
Trước thực tế nhiều vườn bưởi từ 10-30 năm tuổi kém năng suất đang đứng trước nguy cơ bị chặt bỏ khiến diện tích trồng bưởi Năm Roi - một trong những loại cây trồng chủ lực và là đặc sản của tỉnh Hậu Giang giảm mạnh, kỹ sư Ngô Minh Long, Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành (Hậu Giang) đã nghiên cứu và thực hiện đề tài “Trẻ hóa cây bưởi Năm Roi 10-30 năm tuổi kết hợp xử lý ra hoa tại vị trí mong muốn.”
Thử nghiệm thành công giải pháp “trẻ hóa” cây bưởi, kỹ sư Long đã nhân rộng hình thức này cho 3.600 hộ trồng 1.500ha bưởi Năm Roi, mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều nhà vườn.
Để thực hiện “trẻ hóa” cây bưởi, người dân cắt bỏ những cành trên ngọn và những cành già theo từng giai đoạn.
Trong năm thứ nhất, tiến hành cắt 30% cành trên cây, loại bỏ những cành già và cành nằm trong tán cây cho đến khi ánh nắng Mặt Trời chiếu rọi được hết tán cây.
Năm thứ hai tiếp tục cắt 30% số cành già không có quả nhằm hạ độ cao của cây và giúp cây cung cấp chất dinh dưỡng cho những cành khỏe.
Năm thứ ba tiếp tục cắt cành già để hạ độ cao và cắt tròn tán lá của những nhánh xòe ra.
Sau khi cắt cành, cây bưởi sẽ mọc nhiều chồi non, cần giữ lại những chồi to khỏe, hướng theo chiều ngang để làm cành.
Xử lý ra hoa tại vị trí mong muốn bằng cách cắt ngang những nhánh mọc từ giữa thân, sau 1-2 tuần nhánh đó bị ức chế và ra hoa.
Cần chọn vị trí cắt cành phù hợp để quả được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, phát triển đều, to đẹp, nằm ở độ cao vừa phải để người trồng dễ chăm sóc, có được quả bưởi chất lượng, đáp nhu cầu xuất khẩu qua thị trường châu Âu.
Kỹ sư Ngô Minh Long cho biết thực hiện đúng quy trình “trẻ hóa” thì sau ba năm, vườn bưởi Năm Roi 10-30 năm tuổi sẽ phát triển trở lại như bưởi 4-6 năm tuổi, chiều cao giảm từ 10m xuống còn 3-4m, tán dày và đẹp, cây chắc khỏe, năng suất tăng gấp đôi.
Giải pháp này góp phần giảm chi phí chặt bỏ vườn bưởi già để trồng bưởi hoặc cam mới, đồng thời giữ lại được diện tích trồng bưởi đáp ứng đủ số lượng bưởi Năm Roi xuất khẩu đi các nước.
Đây là giải pháp mới, lần đầu tiên được áp dụng trên cây bưởi Năm Roi tại tỉnh Hậu Giang, bước đầu đã đạt được hiệu quả.
Đánh giá về giải pháp “trẻ hóa” cây bưởi Năm Roi, ông Trần Thành Lập - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang cho rằng, việc này đã đem lại hiệu quả thiết thực cho người trồng bưởi Hậu Giang.
Tỉnh khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để những người có tâm huyết với công việc như kỹ sư Long có nhiều giải pháp, sáng kiến giúp người dân đạt hiệu quả cao trong sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, góp phần phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới./.
Có thể bạn quan tâm

Đối với cây từ 3- 4 năm tuổi, bón 1 - 2kg AT1/gốc, cây 5- 6 năm tuổi bón 2- 3kg AT1/gốc, phân hữu cơ bón 20-50kg. Bón ngay sau khi thu hoạch, càng sớm càng tốt. Trước khi bón, đào đất chung quanh gốc tạo thành đường vành khuyên rộng 20-30cm, sâu 30-40cm theo đường chiếu vành tán cây, rải đều phân xuống và lấp đất lại.

Hiện tượng sâu đục trái bưởi đã làm đau đầu nhiều hộ nông dân trồng bưởi da xanh. Sâu tấn công gây hại làm cho trái rụng hàng loạt ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, sản lượng bưởi.

Sâu đục trái bưởi có tên khoa học Citripestis sagittiferella, họ Pyralidae, bộ Lepidoptera, đã có mặt tại Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei, Việt Nam... Ở Campuchia, loài này nằm trong danh sách kiểm dịch nhưng chưa chắc quản lý được. Ở Việt Nam đã có từ Khánh Hòa, Bình Phước và khắp các vùng cây có múi ở ĐBSCL.

Diệt sâu hồng trên bưởi da xanh không cần bao trái. Đó là kinh nghiệm của ông Nguyễn Văn Hồng Vân - Tổ trưởng Tổ liên kết sản xuất bưởi da xanh (tổ 1), ở ấp 4 - xã Bình Hòa (Giồng Trôm - Bến Tre).

Trong Hội thảo khoa học với chuyên đề “Nâng cao năng lực quản lý sâu đục trái bưởi da xanh” trong Ngày hội Cây - trái ngon năm 2013 tại huyện Chợ Lách