Trang chủ / Cây ăn trái / Bưởi

GIÂM CÀNH, NHÂN GIỐNG BƯỞI NĂM ROI

GIÂM CÀNH, NHÂN GIỐNG BƯỞI NĂM ROI
Ngày đăng: 05/04/2012

Từ trước tới nay nông dân ĐBSCL chủ yếu nhân giống bằng phương pháp chiết cành truyền thống nên khó tạo được cây giống sạch bệnh, đồng thời hệ số nhân giống không cao.

Mới đây TS. Lê Văn Bé và các đồng nghiệp Khoa Nông nghiệp & Khoa học ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ đã nghiên cứu và thực hiện thành công phương pháp nhân giống bưởi Năm Roi bằng cách giâm cành.

Theo TS Lê Văn Bé, phương pháp nhân giống được thực hiện trên 3 loại hom: Hom có mang chồi ngọn, hom non không mang chồi ngọn và hom già hơn vừa hóa gỗ không mang chồi ngọn. Thời gian giâm hom từ 40-45 ngày cho kết quả khả quan, trong đó loại hom có mang chồi ngọn có tỷ lệ ra rễ cao nhất (90%). Với phương pháp giâm cành hệ số nhân giống đạt rất cao. Trước đây từ một cành chiết chỉ trồng được 1 cây thì nay với phương pháp giâm hom có thể nâng hệ số nhân giống lên gấp nhiều lần để trồng diện tích lớn.

Thực tế nhiều nơi đã áp dụng thành công, chúng tôi giới thiệu tóm tắt cách làm để bà con các nơi tham khảo, vận dụng.

- Chọn cây khỏe mạnh, đúng giống, đang trong thời kỳ cho quả ổn định, năng suất cao, chất lượng tốt làm cây đầu đòng để chuyên khai thác lấy mắt ghép hoặc hom cành để nhân giống.

- Chuẩn bị hom giâm: Các hom được cắt trên các cành bánh tẻ, lá đã ổn định (vào lúc sáng sớm trong tình trạng còn đang trương nước), dài 15-20 cm, đường kính 1-2cm. Vết cắt sắc, gọn, nghiêng 45 độ, không xây xước để dễ tạo mô sẹo, kích thích ra rễ. Cắt bớt 1/2 chiều dài lá để hạn chế mất nước.

- Chuẩn bị giá thể: Có thể giâm trên nền các sạch, trên nền hỗn hợp gồm có các sạch trộn với mùn xơ dừa, trấn hung hoặc rơm rạ phơi khô, băm nhỏ được tưới đủ ẩm.

- Cách giâm: Nhúng gốc cành giâm sâu 1 cm vào dung dịch chất kích thích ra rễ. NAA pha nồng độ 1.500 ppm trong thời gian 2-3 giây rồi cắm vào giá thể sâu 2-3 cm khoảng cách 15x15 cm rồi nén chặt gốc cho khỏi đổ ngã.

- Chăm sóc sau giâm: Dùng màng nilon quây che kín luống giâm tạo thành nhà màng duy trì độ ẩm 85-90%, nhiệt độ 28-30 độ C; phía trên làm mái che để che bớt ánh sáng.

- Chăm sóc cây con: Tùy theo chất lượng và từng loại hom sẽ ra rễ sau khoảng 40-60 ngày thì chuyển sang trồng trong bầu nilon với giá thể là mùn xơ dừa, đất mặt và phân chuồng hoai. Xếp các bầu giống thành luống trong vườn ươm tiếp tục chăm sóc.

Thời kỳ đầu mỗi ngày tưới nước 4 lần, sáng 2 lần, chiều 2 lần. Sau 1 tuần phâ thêm phân DAP (2g/lít) tưới trực tiếp vào bầu mỗi tuần 1 lần cho tới khi cành giâm ra lá mới. Bón thúc, phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh hại, tưới nước theo định kỳ cho đến khi cây giống đủ tiêu chuẩn đem trồng ra ruộng (khoảng 6 tháng sau).


Có thể bạn quan tâm

Khắc phục hiện tượng sượng múi ở bưởi Khắc phục hiện tượng sượng múi ở bưởi

Lạm dụng bón thừa phân đạm thì cây bưởi khi ra hoa, kết trái có biểu hiện rất tốt, nhưng chất lượng quả lại không đảm bảo, biểu hiện thường thấy là múi bị sượng

10/01/2020
Ghép cải tạo vườn bưởi hiệu quả Ghép cải tạo vườn bưởi hiệu quả

Năm 2019 được sự hỗ trợ 50% kinh phí của thành phố, Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội đã triển khai xây dựng mô hình ghép cải tạo vườn bưởi kém chất lượng

16/01/2020
Để bưởi Đoan Hùng sai quả, chất lượng tốt Để bưởi Đoan Hùng sai quả, chất lượng tốt

Thời gian gần đây, nhiều vườn bưởi ở huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ cho thu hoạch khá nhưng cũng không ít vườn thất bại.

18/01/2020
Trồng bưởi da xanh tiết kiệm nước Trồng bưởi da xanh tiết kiệm nước

Mô hình trồng bưởi da xanh áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt được Trung tâm Khuyến nông Ninh Thuận triển khai từ tháng 7/2017 ở thôn Ninh Quý II

31/03/2020
Một số lưu ý chăm sóc cây bưởi da xanh trong và sau hạn, mặn Một số lưu ý chăm sóc cây bưởi da xanh trong và sau hạn, mặn

Để giảm thiểu đến mức thấp nhất tác hại của hạn, mặn đến sản xuất, bà con nông dân cần phải nắm vững kỹ thuật chăm sóc cây trồng

30/05/2020