Bí Quyết Để Bưởi Da Xanh Ra Quả Theo Mùa Vụ
Bưởi da xanh là một loại trái cây cao cấp khá được ưa chuộng hiện nay, giá bán cao, chất lượng ngon phù hợp cho xuất khẩu.
Nhiệt độ thích hợp nhất để trồng bưởi da xanh là từ 23 - 29oC. Đất trồng phải có tầng canh tác dày, tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, pH nước từ 5,5 - 7, ít bị nhiễm mặn, không ngập úng. Nên trồng vào đầu mùa mưa để tận dụng nguồn nước từ thiên nhiên, tiết kiệm công tưới.
Trong bón phân, cần tăng cường phân hữu cơ để giúp tăng tuổi thọ cho cây. Liều lượng 15 - 30kg/năm/cây trưởng thành. Không nên bón xác bã hữu cơ tươi vào đất mà nên ủ cho hoai mục trước khi bón.
Thời kỳ cây 1 - 3 năm tuổi, hòa tan phân trong nước và tưới gốc. Tưới nhiều lần với các lần tưới cách nhau 1- 2 tháng. Khi cây trên 1 năm tuổi thì bón gốc.
Giai đoạn cây cho trái ổn định bón làm 5 lần.
Lần 1 sau thu hoạch bón 25% đạm, 25% lân và 10 đến 30kg phân hữu cơ, có bổ sung Ca(NO3)2.
Bốn tuần trước khi cây ra hoa bón 25% đạm, 50% lân, 25% kali, có bổ sung Ca(NO3)2.
Sau khi cây đậu quả, bón 25% đạm, 25% lân, 25% kali và bổ sung Ca(NO3)2.
Đến giai đoạn quả phát triển, bón 25% đạm, 25% kali.
Cuối cùng, một tháng trước thu hoạch, bón 25% kali.
Khi bón nên xới nhẹ xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, bề rộng của rãnh khoảng 30 - 40cm, cho phân vào, lấp đất và tưới nước, tránh đứt rễ.
Trồng bưởi da xanh cần lưu ý thời gian khô hạn để phân hóa mầm hoa. Nếu muốn hái quả vào Tết Trung thu thì cần tạo khô hạn vào tháng 12 đến tháng 1 dương lịch.
Còn nếu muốn có quả đúng dịp Tết Nguyên đán thì tạo khô hạn ở tháng 3 - 4. Thực hiện bằng cách ngừng tưới nước 20 ngày đầu tháng 3 dương lịch. Sau đó, tưới nước trở lại 2 - 3 lần/ngày liên tục trong 3 ngày. Nếu cây ra tượt non, có thể dùng KNO3 với liều lượng 200 - 350g /bình 8 lít phun lên cây giúp lá non mau thành thục và kích thích ra hoa. Đến ngày thứ tư, tưới nước 1 lần/ngày. 7 - 15 ngày sau khi tưới đợt đầu tiên cây sẽ ra hoa. Sau đó ngày tưới, ngày nghỉ. 10 - 15 ngày sau khi cây trổ hoa, hoa sẽ rụng cánh và đậu quả.
Tiếp theo nhớ tỉa bớt trái con, không đều, để lại mỗi chùm chỉ từ 1 - 2 trái. Cây chưa được 3 năm sau trồng thì nên tỉa bỏ trái, chỉ thu hoạch khi tuổi cây ít nhất là 3 năm sau trồng.
Trong bón phân, cần tăng cường phân hữu cơ để giúp tăng tuổi thọ cho cây. Liều lượng 15 - 30kg/năm/cây trưởng thành. Không nên bón xác bã hữu cơ tươi vào đất mà nên ủ cho hoai mục trước khi bón.
Thời kỳ cây 1 - 3 năm tuổi, hòa tan phân trong nước và tưới gốc. Tưới nhiều lần với các lần tưới cách nhau 1- 2 tháng. Khi cây trên 1 năm tuổi thì bón gốc.
Giai đoạn cây cho trái ổn định bón làm 5 lần. Lần 1 sau thu hoạch bón 25% đạm, 25% lân và 10 đến 30kg phân hữu cơ, có bổ sung Ca(NO3)2. Bốn tuần trước khi cây ra hoa bón 25% đạm, 50% lân, 25% kali, có bổ sung Ca(NO3)2. Sau khi cây đậu quả, bón 25% đạm, 25% lân, 25% kali và bổ sung Ca(NO3)2. Đến giai đoạn quả phát triển, bón 25% đạm, 25% kali. Cuối cùng, một tháng trước thu hoạch, bón 25% kali.
Khi bón nên xới nhẹ xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, bề rộng của rãnh khoảng 30 - 40cm, cho phân vào, lấp đất và tưới nước, tránh đứt rễ.
Trồng bưởi da xanh cần lưu ý thời gian khô hạn để phân hóa mầm hoa. Nếu muốn hái quả vào Tết Trung thu thì cần tạo khô hạn vào tháng 12 đến tháng 1 dương lịch.
Còn nếu muốn có quả đúng dịp Tết Nguyên đán thì tạo khô hạn ở tháng 3 - 4. Thực hiện bằng cách ngừng tưới nước 20 ngày đầu tháng 3 dương lịch. Sau đó, tưới nước trở lại 2 - 3 lần/ngày liên tục trong 3 ngày. Nếu cây ra tượt non, có thể dùng KNO3 với liều lượng 200 - 350g /bình 8 lít phun lên cây giúp lá non mau thành thục và kích thích ra hoa. Đến ngày thứ tư, tưới nước 1 lần/ngày. 7 - 15 ngày sau khi tưới đợt đầu tiên cây sẽ ra hoa. Sau đó ngày tưới, ngày nghỉ. 10 - 15 ngày sau khi cây trổ hoa, hoa sẽ rụng cánh và đậu quả.
Tiếp theo nhớ tỉa bớt trái con, không đều, để lại mỗi chùm chỉ từ 1 - 2 trái. Cây chưa được 3 năm sau trồng thì nên tỉa bỏ trái, chỉ thu hoạch khi tuổi cây ít nhất là 3 năm sau trồng.
Có thể bạn quan tâm
Bón phân cho mô đất trước khi trồng: đất cuốc lên phơi khô trộn đều với 10kg phân hữu cơ hoai gồm phân heo trộn tro trấu, xơ dừa. Chính giữa đỉnh mô móc lỗ sâu 0,2m rải vôi càng long (vôi bột) lót đáy phân lân.
Đối với cây từ 3- 4 năm tuổi, bón 1 - 2kg AT1/gốc, cây 5- 6 năm tuổi bón 2- 3kg AT1/gốc, phân hữu cơ bón 20-50kg. Bón ngay sau khi thu hoạch, càng sớm càng tốt. Trước khi bón, đào đất chung quanh gốc tạo thành đường vành khuyên rộng 20-30cm, sâu 30-40cm theo đường chiếu vành tán cây, rải đều phân xuống và lấp đất lại.
Hiện tượng sâu đục trái bưởi đã làm đau đầu nhiều hộ nông dân trồng bưởi da xanh. Sâu tấn công gây hại làm cho trái rụng hàng loạt ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, sản lượng bưởi.
Sâu đục trái bưởi có tên khoa học Citripestis sagittiferella, họ Pyralidae, bộ Lepidoptera, đã có mặt tại Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei, Việt Nam... Ở Campuchia, loài này nằm trong danh sách kiểm dịch nhưng chưa chắc quản lý được. Ở Việt Nam đã có từ Khánh Hòa, Bình Phước và khắp các vùng cây có múi ở ĐBSCL.
Diệt sâu hồng trên bưởi da xanh không cần bao trái. Đó là kinh nghiệm của ông Nguyễn Văn Hồng Vân - Tổ trưởng Tổ liên kết sản xuất bưởi da xanh (tổ 1), ở ấp 4 - xã Bình Hòa (Giồng Trôm - Bến Tre).