Home / Cây ăn trái / Bưởi

Cách Thiết Kế Vườn Để Trồng Bưởi

Cách Thiết Kế Vườn Để Trồng Bưởi
Publish date: Saturday. February 12th, 2011

Hỏi: Cách thiết kế vườn để trồng bưởi và những yếu tố nào cần quan tâm khi thiết kế vườn? Nên trồng bưởi với khoảng cách bao nhiêu? Cây bưởi vào mùa mưa có cần dùng nilon che gốc như che gốc sầu riêng để xử lý ra hoa hay không?

Đáp (Thạc sĩ Lê Thanh Phong): Trong nhóm cây có múi (cam, chanh, quýt, bưởi) thì bưởi là cây tương đối dễ trồng và có thể chịu hạn, chịu úng khá hơn. Để trồng bưởi đạt hiệu quả cần phải lưu ý một số vấn đề khi thành lập vườn:

- Vùng ĐBSCL do có mực thủy cấp gần lớp đất mặt nên khi trồng bưởi cần phải lên liếp và trồng trên mô, tạo điều kiện để sau này dễ bồi liếp và nâng dần lớp đất mặt cao lên nhằm hạn chế hiện tượng thối rễ khi cây bị ngập úng trong mùa mưa lũ (tháng 9, 10dl) hàng năm. Liếp rộng 6 - 8m và nên xẻ những rãnh thoát nước dọc hoặc ngang với độ sâu khoảng 5 tấc, rộng 3 tấc. Mô nên đắp theo hình tròn cao 3 - 5 tấc, đường kính 6 - 8 tấc. Lưu ý khi lên liếp phải tránh không đưa lớp đất phèn tiềm tàng bên dưới lên trên vì như thế sẽ phải mất một thời gian rất lâu để sửa chữa lại và cây trồng cũng rất khó sinh trưởng. Trong quá trình bồi liếp, bồi mô cũng không nên sử dụng lớp đất quá sâu dưới mương để tránh phèn gây độc cho cây trồng.

- Khoảng cách trồng là 5m x 5m nếu trồng thưa và trồng dày thì khoảng cách là 4m x 5m (cây cách cây 4m, hàng cách hàng 5m). Nên bố trí trồng theo kiểu nanh sấu, tức là trồng hàng so le nhau.

- Nếu trồng cây chiết thì nên chọn cây đã có 3 - 4 nhánh con phân bố đều trên cây và trồng thẳng chứ không cần đặt cây nghiêng. Khi cây bưởi phát triển nhánh, nếu nhánh hẹp quá thì có thể dùng đá hay các vật liệu nặng kéo nghiêng xuống khoảng 60 độ so với trục thân chính để gốc cây phân bố tương đối rộng và tiếp tục chăm sóc thì cây sẽ phát triển tốt.

- Hàng năm có một mùa lũ nên khi thiết kế vườn cần có đê bao và cống bọng để dễ dàng chủ động được nước. Tuy cây bưởi không chịu úng tốt nhưng nếu ngập trong một thời gian ngắn thì cũng không ảnh hưởng nhiều nên mùa mưa cũng không cần phải đậy liếp và che gốc bằng nilon giống như


Related news

Các Biện Pháp Khẩn Cấp Phòng Chống Sâu Đục Quả Bưởi Các Biện Pháp Khẩn Cấp Phòng Chống Sâu Đục Quả Bưởi

Theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện cây ăn quả Miền Nam (SOFRI), nhà vườn Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cần áp dụng các biện pháp khẩn cấp phòng chống sâu đục quả bưởi, hạn chế thiệt hại đối với sản xuất và đời sống.

Friday. August 30th, 2013
Bón Phân Cho Cây Bưởi Bón Phân Cho Cây Bưởi

Cây mới trồng, bón lót 10kg phân chuồng, 0,5kg phân lân, 0,2kg vôi. Lượng phân bón tuỳ thuộc vào tình trạng sinh trưởng của cây

Wednesday. December 4th, 2013
Kinh Nghiệm Bón Phân Cho Bưởi Da Xanh Của Anh Lê Văn Xích Kinh Nghiệm Bón Phân Cho Bưởi Da Xanh Của Anh Lê Văn Xích

Bón phân cho mô đất trước khi trồng: đất cuốc lên phơi khô trộn đều với 10kg phân hữu cơ hoai gồm phân heo trộn tro trấu, xơ dừa. Chính giữa đỉnh mô móc lỗ sâu 0,2m rải vôi càng long (vôi bột) lót đáy phân lân.

Wednesday. December 4th, 2013
Bóm Phân Cho Bưởi Sau Khi Thu Hoạch Bóm Phân Cho Bưởi Sau Khi Thu Hoạch

Đối với cây từ 3- 4 năm tuổi, bón 1 - 2kg AT1/gốc, cây 5- 6 năm tuổi bón 2- 3kg AT1/gốc, phân hữu cơ bón 20-50kg. Bón ngay sau khi thu hoạch, càng sớm càng tốt. Trước khi bón, đào đất chung quanh gốc tạo thành đường vành khuyên rộng 20-30cm, sâu 30-40cm theo đường chiếu vành tán cây, rải đều phân xuống và lấp đất lại.

Wednesday. December 4th, 2013
Cách Tiêu Hủy Sâu Đục Trái Bưởi Bằng Nước Vôi Cách Tiêu Hủy Sâu Đục Trái Bưởi Bằng Nước Vôi

Hiện tượng sâu đục trái bưởi đã làm đau đầu nhiều hộ nông dân trồng bưởi da xanh. Sâu tấn công gây hại làm cho trái rụng hàng loạt ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, sản lượng bưởi.

Wednesday. April 30th, 2014